Thứ tư, 24/04/2024 20:38 (GMT+7)
Thứ bảy, 14/08/2021 14:41 (GMT+7)

Thí điểm điều trị Covid-19 tại nhà: Bộ Y tế sửa đổi phác đồ cho phù hợp

Theo dõi KTMT trên

Bộ Y tế sẽ sửa đổi phác đồ, thí điểm điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại nhà ở TP.HCM và một số tỉnh khi dịch bệnh tăng cao, nhằm đảm bảo tất cả các bệnh nhân đều được tiếp cận các dịch vụ y tế một cách tốt nhất.

Thí điểm điều trị bệnh nhân Covid-19 nhẹ ở nhà tại TP.HCM và một số tỉnh thành

Ngày 13/8 vừa qua, tại Hội nghị tập huấn trực tuyến về Quản lý, điều trị và chăm sóc người nhiễm SARS-CoV-2, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin về việc Bộ đã sửa đổi phác đồ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 trên cách thức tiếp cận rộng rãi hơn, đảm bảo tiếp cận tốt nhất với tất cả loại thuốc.

Theo đó, ngành y tế sẽ triển khai thí điểm chương trình điều trị tại nhà tại TP.HCM và một số tỉnh, thành phố khác khi có ca nhiễm tăng nhanh, vượt quá khả năng thu dung, điều trị của các cơ sở; để đảm bảo vấn đề quản lý và điều trị bệnh nhân Covid-19 ở tại nhà, ở các cơ sở thu dung, điều trị ban đầu. Tầng điều trị này rất quan trọng để bệnh nhân được tiếp cận nhanh nhất với dịch vụ y tế.

Cụ thể, Bộ Y tế đã sửa đổi các phác đồ về điều trị theo cách thức tiếp cận rộng hơn với tất cả các loại thuốc. Tới đây, Bộ Y tế sẽ triển khai chương trình điều trị tại nhà thí điểm, sử dụng thuốc Molnupiravir là một trong những thuốc được đánh giá là giảm nhanh nồng độ virus.

Hiện nay, Hội đồng Đạo đức, Hội đồng Khoa học của Bộ Y tế và chuyên gia đang tập hợp để sớm triển khai khi có thuốc.

Bộ Y tế cũng đề nghị các doanh nghiệp có thể sản xuất thuốc này trao đổi với các doanh nghiệp có bản quyền để chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc. Đây là vấn đề rất quan trọng trong điều trị tại cộng đồng.

Ngoài ra, với các thuốc điều trị cho bệnh nhân nặng hiện nay, chúng ta đang có hỗ trợ thuốc Remdesivir (đã về một đợt) và một số thuốc kháng virus khác. “Thuốc kháng virus là một trong các vũ khí chống lại virus để áp dụng cho bệnh nhân theo từng mức độ hướng dẫn chuyên môn và có thể áp dụng rộng hơn," Bộ trưởng phân tích.

Thí điểm điều trị Covid-19 tại nhà: Bộ Y tế sửa đổi phác đồ cho phù hợp - Ảnh 1
Bộ Y tế sẽ tiến hành thí điểm điều trị bệnh nhân Covid-19 tại nhà ở TP.HCM và một số tỉnh thành khi dịch bệnh tăng nhanh.

Trao đổi về tình hình dịch bệnh tại hiện nay, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cũng cho biết, trong thời gian qua, với sự lây lan của biến chủng Delta, số ca mắc Covid-19 tại nước ta tăng rất nhanh. Trong đó, có 80% ca mắc là người không có triệu chứng và triệu chứng nhẹ, còn lại 20% là những người có biểu hiện vừa, trung bình.

Trong số 20% những trường hợp vừa và trung bình này có 5% chuyển biến nặng và 0,5-1% diễn tiến rất nặng. Từ mô hình này cũng như kinh nghiệm trong điều trị, Bộ Y tế đã đưa ra chiến lược điều trị mới, cụ thể và bổ sung cho chiến lược hiện nay.

Cụ thể, trước kia việc điều trị bệnh nhân Covid-19 được phân 3 tuyến: nặng điều trị ở tuyến trung ương, trung bình ở bệnh viện tỉnh và nhẹ ở bệnh viện huyện.

Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả các bệnh viện trên toàn quốc cần chuẩn bị sẵn sàng ít nhất 40% giường bệnh để tiếp đón bệnh nhân khi dịch lan rộng. Song song với đó các đơn vị vẫn phải điều trị cho người bệnh thông thường. Đây là mô hình bệnh viện tách đôi, đảm bảo người bệnh ở tất cả các tuyến khi nhiễm bệnh đều được tiếp cận từ tuyến y tế cơ sở, bệnh viện huyện, cả công và tư.

Bên cạnh đó là việc triển khai mô hình điều trị tại cộng đồng, sẽ có khoảng 80% người bệnh có thể điều trị tại nhà, cơ sở dã chiến không phải là bệnh viện.

Với tầng điều trị thứ 3 cho bệnh nhân nặng, cần thầy thuốc giỏi, máy móc tốt.

Cố gắng không để bệnh nhân nhẹ chuyển biến sang trung bình rồi nặng

Hiện, Bộ Y tế đã xây dựng đề án thành lập hơn 30 trung tâm hồi sức cấp cứu tích cực trong toàn quốc, cứ 2-3 tỉnh có một trung tâm hồi sức tích cực được đầu tư máy móc. Bộ Y tế cho biết, công tác tư vấn, điều trị cần cố gắng hơn nữa, không để bệnh nhân nhẹ chuyển biến sang trung bình rồi thành nặng. Đồng thời tất cả các tuyến đều có kết nối telehealth với nhau, với trung tâm chỉ huy đặt tại Bộ Y tế để có sự tư vấn về chuyên môn kịp thời.

Cũng theo Cục trưởng Lương Ngọc Khuê, trước tình hình dịch bệnh tăng cao, cần có sự thay đổi về chiến lược điều trị nhằm giảm tỷ lệ tử vong và đảm bảo tất cả người bệnh được tiếp cận y tế. Căn cứ trên kinh nghiệm quốc tế, mô hình về triệu chứng bệnh học, các chuyên gia nhận thấy có thể điều trị được tại nhà, tại gia đình.

“Mỗi gia đình trở thành "home care" ( phòng y tế). Chúng tôi đang xây dựng hướng dẫn thật kỹ như bệnh nhân khi ở nhà thì chăm sóc sức khỏe, cách ly như thế nào; khi diễn biến có sốt, ho, bắt đầu khó thở thì phải liên hệ với ai, đến đâu"- PGS.TS Lương Ngọc Khuê nói.

Mô hình chăm sóc, theo dõi, cách ly F0 tại nhà cũng sẽ như việc cách ly F1, F2 tại nhà trước đó; đảm bảo không lây nhiễm chéo cho người trong gia đình, ra ngoài cộng đồng. Bên cạnh đó, cơ quan y tế cũng sẽ tăng cường tư vấn cho người bệnh thông qua ứng dụng công nghệ thông tin như qua điện thoại, zoom, zalo, viber…

Đại diện Bộ Y tế cũng cho biết, một vấn đề quan trọng đó là làm sao để đảm bảo tâm lý người bệnh được thoải mái nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị bệnh Covid-19 được hiệu quả nhất.

Nguyên Đỗ

Bạn đang đọc bài viết Thí điểm điều trị Covid-19 tại nhà: Bộ Y tế sửa đổi phác đồ cho phù hợp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng
Theo Tổng Thư ký ASEAN, Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng và với vị thế là thành viên chủ chốt của ASEAN, Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực, Diễn đàn Tương lai ASEAN có thể phát huy vai trò tiên phong trên nhiều cấp độ.
Hà Tĩnh khai mạc lễ hội du lịch biển năm 2024
Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh đã long trọng tổ chức khai mạc lễ hội du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

Tin mới