Thứ bảy, 27/07/2024 08:02 (GMT+7)
Thứ năm, 06/07/2023 06:33 (GMT+7)

Thế giới vừa phải trải qua ngày nóng nhất lịch sử

Theo dõi KTMT trên

Thế giới đã ghi nhận ngày nóng nhất từ trước đến nay vào ngày 3/7 khi nhiệt độ tăng cao trên toàn cầu, theo dữ liệu do Trung tâm Dự báo Môi trường Quốc gia Mỹ (NCEP) công bố.

Biến đổi khí hậu đang khiến nhiệt độ ngày càng tăng cao

Nhiệt độ trung bình toàn cầu ngày 3/7 đạt 17,01 độ C, vượt kỷ lục trước đó là 16,92 độ C vào tháng 8/2016. Trước đó, các chuyên gia từng nhận định nhiệt độ trung bình của thế giới đã cao hơn 1,2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và 5 năm tiếp theo được dự đoán là khoảng thời gian nóng nhất từng được ghi nhận.

Trong những tuần gần đây, tại miền Nam nước Mỹ đang đón đợt nhiệt mới dưới thời tiết nóng khắc nghiệt. Nguyên nhân phần lớn đến từ các thảm họa thiên nhiên nhân tạo, các chuyên gia cho biết. Ở một số nơi thuộc Trung Quốc, sóng nhiệt vẫn tiếp diễn với nhiệt độ trung bình hơn 35 độ C.

Trong khi đó, nhiệt độ ở Bắc Mỹ lên đến 50 độ C. Ở khu vực Trung Đông, hàng nghìn người dân đang phải chịu đựng đợt nhiệt khủng khiếp khi đổ về thánh địa Mecca, Saudi Arabia để tham gia lễ hành hương Hajj lớn nhất kể từ năm 2019.

Thế giới vừa phải trải qua ngày nóng nhất lịch sử - Ảnh 1
Biến đổi khí hậu đang khiến nhiệt độ ngày càng tăng cao.

Ở Nam Cực, mặc dù đang là mùa đông, nhiệt độ ở đây lại cao hơn mức bình thường khi các tảng băng trôi đang tan chảy và ánh nắng mặt trời rất gay gắt. Theo viện nghiên cứu Vernadsky của Ukraine, quần đảo Falkland nằm ở Nam Đại Tây Dương đã ghi nhận nhiệt độ kỷ lục là 8,7 độ C.

Giám đốc Jeni Miller tại Global Climate and Health Alliance cho biết mọi người ở khắp nơi trên thế giới đều đang hứng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu từ sóng nhiệt, cháy rừng, ô nhiễm không khí đến bão, lũ… “Hiện tượng nóng lên toàn cầu khiến tình trạng mùa màng thất bát ngày một nghiêm trọng, dịch bệnh lây lan và nghèo đói khắp nơi”, Miller nói.

Theo chuyên gia, việc khai thác và sử dụng than, dầu, khí gas không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người mà còn là nguyên nhân chính gây ra nóng lên toàn cầu và dẫn đến một tương lai ảm đạm của thời tiết thế giới trong tương lai. “Đây là hồi báo tử cho nhân loại và cả hệ sinh thái”, nhà khoa học khí hậu Friederike Otto tại Đại học Imperial College London nói.

Theo CNN, năm 2023 đang trên đà trở thành khoảng thời gian nóng nhất từng được ghi nhận khi dữ liệu nhiệt độ trên toàn cầu tăng đột biến. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia xác nhận hiện tượng El Nino đã chính thức xuất hiện từ tháng 6. Việt Nam cũng là quốc gia phải đối diện nguy cơ xảy ra khô hạn cục bộ hoặc diện rộng.

Khi tác động làm nóng của El Nino bắt đầu, nhiệt độ có thể sẽ lên đến mức kỷ lục. Hiện có 66% khả năng là trong ít nhất một năm từ 2023-2027, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ cao hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, hay trước khi quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra khí nhà kính để làm nóng hành tinh, theo WMO.

30% dân số toàn cầu có thể phải di cư 

Nhà khí hậu học người Nga Alexei Kokorin cho rằng, theo kịch bản biến đổi khí hậu xấu nhất, gần 3 tỷ người - tương đương khoảng 30% dân số thế giới - sẽ phải di cư vì vấn đề khí hậu vào cuối thế kỷ này. Còn trong kịch bản tốt nhất, ông Kokorin cho hay sẽ có 10% người phải di cư vì lý do tương tự.

Chuyên gia Kokorin cho rằng nỗ lực của các quốc gia nhằm đạt được mức trung hòa carbon sẽ giúp tránh được kịch bản tiêu cực.

Nhưng ngay cả khi các sự kiện diễn ra thuận lợi, một phần dân số thế giới sẽ buộc phải di cư do thiếu nước sạch. Trung hòa carbon là một trong những điều kiện để thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Mỹ và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) dự định đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050, với Nga và Trung Quốc là vào năm 2060, còn Ấn Độ là vào năm 2070.

Theo WMO, có 66% khả năng nhiệt độ bề mặt toàn cầu hàng năm sẽ tăng cao hơn 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp. Đây sẽ là lần đầu tiên lịch sử nhân loại ghi nhận mức tăng cao như vậy.

Ngoài ra, có 98% khả năng là ít nhất 1 trong 5 năm tới, và cả giai đoạn 5 năm nói chung, sẽ nóng nhất từng được ghi nhận.

Tổng Thư ký WMO Petteri Taalas cho biết: “Hiện tượng El Nino dự kiến sẽ phát triển trong những tháng tới và điều này sẽ kết hợp với biến đổi khí hậu do con người gây ra để đẩy nhiệt độ toàn cầu lên một mức chưa từng có.”

“Điều này sẽ gây ra những tác động sâu rộng đối với sức khỏe, an ninh lương thực, quản lý nước và môi trường,” ông Petteri Taalas nói.

Anh Thư

Bạn đang đọc bài viết Thế giới vừa phải trải qua ngày nóng nhất lịch sử. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

MB cho vay mua ôtô phê duyệt siêu tốc chỉ trong 5 phút
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) triển khai gói vay ưu đãi 5000 tỷ đồng dành cho khách hàng vay mua ô tô với lãi suất hấp dẫn chỉ từ 7,5%/năm, khách hàng có thể dễ dàng, chủ động vay trên App MBBank, thời gian phê duyệt siêu tốc trong vòng 5 phút

Tin mới

LỜI ĐIẾU đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Lời điếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc tại Lễ Truy điệu ngày 26/7/2024.
Thực hành ESG: Không dễ để triển khai!
Dù các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của bộ tiêu chuẩn đo lường các yếu tố liên quan đến định hướng chiến lược và hoạt động phát triển bền vững (ESG) nhưng thực tiễn thực hành lại đang gặp nhiều khó khăn.