Thứ sáu, 22/11/2024 18:25 (GMT+7)
Thứ bảy, 24/08/2024 20:15 (GMT+7)

Thách thức mới, cơ hội mới cho Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN

Theo dõi KTMT trên

Sau 4 năm hình thành và phát triển, Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN đã có nhiều công trình, nghiên cứu đóng góp, giúp đỡ các doanh nghiệp để có thể bắt kịp nhịp độ phát triển của chuyển đổi số của đất nước.

Chuyển đổi số hiện nay được xem là yêu cầu, xu hướng tất yếu, khách quan để cộng đồng doanh nghiệp đứng vững và phát triển trước sự thay đổi của thời đại. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp có thể hiểu là quá trình thay đổi mô hình cũ, mô hình truyền thống sang dạng doanh nghiệp số, dựa trên những ứng dụng công nghệ mới nhằm thay đổi phương thức điều hành, quy trình làm việc và văn hóa lao động trong doanh nghiệp. Mục đích để doanh nghiệp tăng tốc độ thị trường, tăng vị trí cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, tăng năng suất lao động, mở rộng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng. Chính vì thế, vai trò của Hội nghiên cứu khoa học về Đông Nam Á - Việt Nam nói chung và Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN trực thuộc nói riêng cần được phát huy mạnh mẽ.

Thách thức mới, cơ hội mới cho Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN - Ảnh 1
Chuyển đổi số hiện nay được xem là yêu cầu, xu hướng tất yếu, khách quan để cộng đồng doanh nghiệp đứng vững và phát triển trước sự thay đổi của thời đại.

Sau 4 năm hình thành và phát triển, Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN đã có nhiều công trình, nghiên cứu đóng góp, giúp đỡ các doanh nghiệp để có thể bắt kịp nhịp độ phát triển của chuyển đổi số của đất nước. Thông thường,Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN được điều hành bởi các Giáo sư, Tiến sĩ, những nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam thiên về lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, với mảng chuyển đổi số, kinh doanh số, kinh doanh trên nền tảng số đây là mảng mang tính chất đặc thù, là một ngành khá mới mẻ và đòi hỏi người điều hành có sự thích nghi với sự biến chuyển của tình hình kinh tế, đất nước.

Thách thức mới, cơ hội mới cho Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN - Ảnh 2
Ông Nguyễn Trung Thành – Chủ tịch Sáng lập Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN chia sẻ tại Dự án Bát Tràng chuyển đổi số.
Thách thức mới, cơ hội mới cho Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN - Ảnh 3
Hội nghị saller Tiktok và chủ thể OCOP mở ra hướng đi mới cho các làng nghề.Việc hợp tác này nhằm đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP, làng nghề truyền thống, du lịch nông thôn trên môi trường số.
Thách thức mới, cơ hội mới cho Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN - Ảnh 4
Triển khai mô hình "Chợ đêm trên mây" là dịp để các chủ thể quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, nông sản thực phẩm an toàn, đặc sản vùng miền... Những phiên chợ 4.0 này sẽ góp phần thay đổi phương thức tiêu thụ và tiếp cận sản phẩm OCOP, cũng như đặc sản vùng miền của người dân, bảo đảm ổn định chuỗi giá trị nông sản.

Sáng ngày 19/8/2024, tại trụ sở của Hội Nghiên cứu Khoa học về Đông Nam Á – Việt Nam đã tổ chức buổi lễ bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo mới của Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN trực thuộc Hội nghiên cứu khoa học về Đông Nam Á - Việt Nam, thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Tham dự buổi lễ có sự hiện diện của TS. Phạm Thanh Tịnh - Chủ tịch Hội Nghiên cứu Khoa học về Đông Nam Á – Việt Nam, Ông Nguyễn Ngọc Thăng - Phó Chủ tịch Hội Nghiên cứu Khoa học về Đông Nam Á – Việt Nam, Bà Nguyễn Thị Hoà - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Nghiên cứu Khoa học về Đông Nam Á – Việt Nam, Ông Nguyễn Trung Thành – Chủ tịch Sáng lập Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN, Bà Nguyễn Thị Thu Trang; Ông Nguyễn Đức Tân, Ông Trịnh Hồng Hải,....

Thách thức mới, cơ hội mới cho Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN - Ảnh 5
Bổ nhiệm lãnh đạo mới tạiViện Nghiên cứu chuyển đổi sốASEAN.

Theo đó, TS. Phạm Thanh Tịnh - Chủ tịch Hội Nghiên cứu Khoa học về Đông Nam Á – Việt Nam đã trao quyết định bổ nhiệm các chức danh Viện trưởng Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN cho Bà Nguyễn Thị Thu Trang theo số 40-2024/QĐ-BCH, Bà Nguyễn Thị Hoà - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Nghiên cứu Khoa học về Đông Nam Á – Việt Nam trao quyết định bổ nhiệm Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN cho Ông Nguyễn Đức Tân theo số 41-2024/QĐ-BCH. Thời gian giữ chức vụ là 05 năm. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký 19/08/2024.

Chủ tịch sáng lập đã chúc mừng các cá nhân đảm nhận chức danh lãnh đạo mới khi đã nhận được sự tín nhiệm cao của Hội Nghiên cứu Khoa học về Đông Nam Á – Việt Nam nói chung và Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN nói riêng. Ông cho rằng, trong bối cảnh có nhiều biến động về công tác nhân sự thì việc bổ nhiệm thêm những chức danh, vị trí lãnh đạo mới phù hợp và có năng lực sẽ giúp cho Viện và Hội Nghiên cứu tạo ra thêm nhiều giá trị cho nền kinh tế số của Việt Nam và Đông Nam Á, tạo nên một cộng đồng kinh doanh số chuyên nghiệp, được công nhận tại Việt Nam. Và Ông cũng không quên động viên để các cá nhân hoàn thành xuất sắc các mọi nhiệm vụ được giao, hỗ trợ Viện giải quyết tốt các khó khăn, thách thức và cùng Viện gặt hái được nhiều thành tựu hơn nữa trong giai đoạn tới.

Thách thức mới, cơ hội mới cho Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN - Ảnh 6
TS. Phạm Thanh Tịnh - Chủ tịch Hội Nghiên cứu Khoa học về Đông Nam Á – Việt Nam đã trao quyết định bổ nhiệm các chức danh Viện trưởng Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN cho Bà Nguyễn Thị Thu Trang.Viện trưởng sẽ là người tổ chức và điều hành mọi hoạt động của Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN.
Thách thức mới, cơ hội mới cho Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN - Ảnh 7
Bà Nguyễn Thị Hoà - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Nghiên cứuKhoa họcvề Đông Nam Á – Việt Namtrao quyết định bổ nhiệmPhó viện trưởng ViệnNghiên cứu chuyển đổi số ASEANcho Ông Nguyễn Đức Tân.

Bên cạnh đó, Hội Nghiên cứu Khoa học về Đông Nam Á – Việt Nam cũng quyết định thành lập Hội đồng chiến lược Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN. Theo đó, Ông Nguyễn Trung Thành đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng, Ông Tạ Văn Thắng và Bà Nguyễn Thu Trang đảm nhận vai trò thành viên Hội đồng. Hội đồng chiến lược Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho Ban lãnh đạo Viện trong việc xây dựng định hướng và chiến lược phát triển của Viện. Hội đồng chiến lược Viện có trách nhiệm hoạt động phù hợp với Điều lệ của Viện và trình Hội Nghiên cứu Khoa học về Đông Nam Á – Việt Nam phê duyệt, tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Thách thức mới, cơ hội mới cho Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN - Ảnh 8
TS. Phạm Thanh Tịnh - Chủ tịch Hội Nghiên cứu Khoa học về Đông Nam Á – Việt Nam đã trao quyết địnhthành lập Hội đồng chiến lược choÔng Nguyễn Trung Thành.

Năm 2024 là năm thứ ba Ngày chuyển đổi số quốc gia được tổ chức. Năm nay, sẽ đẩy mạnh các hoạt động Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động. Và định hướng đến năm 2030 hướng tới mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều khu vực không có cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đầy đủ, nhất là ở vùng sâu vùng xa, nơi mà doanh nghiệp đổi mới kỹ thuật số sẽ là một thách thức lớn để ban điều hành mới của Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN đề ra những chiến lược phù hợp nhằm xóa bỏ rào cản và hội nhập với nhịp thở phát triển của chuyển đổi số quốc gia và các khu vực Đông Nam Á.

Thách thức mới, cơ hội mới cho Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN - Ảnh 9
Hội đồng đã có buổi thảo luận và trò chuyện sôi nổi tại văn phòng Hội Nghiên cứu Khoa học về Đông Nam Á – Việt Nam.

Hội Nghiên cứu Khoa học về Đông Nam Á – Việt Nam (SEARAV) được thành lập vào năm 1996. Hiện tại Hội có hơn 500 hội viên với tư cách là hội viên cá nhân, hội viên tập thể, hội viên liên kết, hội viên danh dự trong cả nước. Hội nghiên cứu khoa học về Đông Nam Á – Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực đóng góp vào sự nghiệp xã hội hóa của Đảng và Nhà nước: trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên môi trường, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học,…

P.V

Bạn đang đọc bài viết Thách thức mới, cơ hội mới cho Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới