Thứ năm, 28/03/2024 16:08 (GMT+7)
Thứ sáu, 04/02/2022 07:00 (GMT+7)

Năm 2021: Kinh tế Việt Nam với kỳ tích đứng hàng đầu châu Á

Theo dõi KTMT trên

Chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường đã giúp Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới thành nước có thu nhập trung bình thấp. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia năng động nhất Đông Á - Thái Bình Dương

Lọttop tăng trưởng cao nhất thế giới

Ngay từ Quý I/2021, quốc tế đã đưa ra dự đoán: Việt Nam nổi lên như một điểm sáng giữa bức tranh toàn cầu. Nhiều tổ chức quốc tế, nhiều nước và hãng thông tấn báo chí có uy tín trên thế giới coi Việt Nam là hình mẫu về cách thức kiểm soát dịch bệnh.

Năm 2021: Kinh tế Việt Nam với kỳ tích đứng hàng đầu châu Á - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Đại sứ EU tại Việt Nam Giorgio Aliberti phát biểu “…Ở lại Việt Nam thời dịch là một may mắn”. Chính sự thành công trong phòng chống dịch Covid-19 đã tạo điều kiện cho phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam.

Năm 2021: Kinh tế Việt Nam với kỳ tích đứng hàng đầu châu Á - Ảnh 2

Dẫn đầu khu vực về tốc độ tăng trưởng nền kinh tế số

Việt Nam cùng Indonesia đang dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng nền kinh tế số trong khu vực Đông Nam Á, với trung bình 38%/năm so với 33%/năm của cả khu vực tính từ năm 2015 đến nay.

Năm 2021: Kinh tế Việt Nam với kỳ tích đứng hàng đầu châu Á - Ảnh 3
Ông Nguyễn Thành Phong, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: VGP)

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Phát triển các mô hình kinh doanh mới trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 11/11/2021.

Ông Nguyễn Thành Phong cho hay, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định mục tiêu Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử, đến năm 2025 kinh tế số chiếm 20% GDP; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; Đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% GDP; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%...

Xuất nhập khẩu Việt Nam tiếp tục tăng

Tổng 11 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 299.67 tỷ USD, tăng 17.5% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu ước tính đạt 299,45 tỷ USD, tăng 27,5%.

Năm 2021: Kinh tế Việt Nam với kỳ tích đứng hàng đầu châu Á - Ảnh 4

Tính chung 11 tháng năm nay, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 43,5 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu này, ngành NN&PTNT đã về đích trước hạn 1 tháng, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao 1,5 tỷ USD.

Được biết, trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Chính phủ giao 42 tỷ USD, ngành NN&PNT đặt mục tiêu phấn đấu đạt 44 tỷ USD.

Căn cứ khả năng xuất khẩu bình quân hàng tháng, dự kiến đến hết tháng 12/2021, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản chắc chắn vượt con số 45 tỷ USD.

Dù gặp khó khăn vì dịch, nhiều mặt hàng trong 11 tháng qua vẫn đạt giá trị tỷ USD. Các nhóm hàng có giá trị xuất khẩu cao là hàng hoá, nguyên vật liệu, nông thủy sản...

Những startup gọi vốn "khủng nhất" Việt Nam từ đầu năm

Bất chấp những ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều startup của Việt Nam từ đầu 2021 đến tháng 9 vẫn gọi vốn thành công với số tiền lớn. Tính tổng giá trị gọi vốn của 10 thương vụ lớn nhất đã đạt giá trị hơn 606 triệu USD. 

Năm 2021: Kinh tế Việt Nam với kỳ tích đứng hàng đầu châu Á - Ảnh 5

Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam 10 tháng đầu năm tăng 35,1%: Tính từ đầu năm đến hết tháng 10/2021, Mỹ là nước nhận đầu tư nhiều nhất của Việt Nam với tổng giá trị đạt 305,3 triệu USD, những nước tiếp theo là Campuchia, Israel và Lào.

Tăng trưởng của một số nền kinh tế các nước trên thế giới

Tình hình kinh tế thế giới khá khởi sắc trong 9 tháng năm 2021. Tuy nhiên, tăng trưởng của các nền kinh tế cho thấy sự khác biệt do tốc độ triển khai vaccine và hỗ trợ chính sách khác nhau ở các quốc gia.

Mỹ: Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ đạt 6% năm 2021, điều chỉnh giảm 0,5 điểm phần trăm so với mức dự báo 6,5% trong tháng 4/2021 do tốc độ tăng GDP Quý II/2021 yếu hơn dự kiến.

Khu vực đồng Euro: ADB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của khu vực đồng Euro lên 4,6% năm 2021, tăng 0,3 điểm phần trăm so với mức dự báo 4,3% đưa ra vào tháng 4/2021.

Nhật Bản: OECD dự báo tăng trưởng GDP của Nhật Bản đạt 2,5% năm 2021, điều chỉnh giảm 0,1 điểm phần trăm so với mức dự báo 2,6% trong tháng 5/2021.

Trung Quốc: ADB giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng GDP của nền kinh tế Trung Quốc ở mức 8,1% năm 2021, bằng với dự báo của Fitch Ratings.

Đông Nam Á: Tăng trưởng GDP của khu vực Đông Nam Á (gồm cả Đông Timo) được ADB dự báo ở mức 3,1% trong năm 2021, giảm so với mức 4,4% đưa ra vào tháng 4/2021. Trong đó, ADB giảm dự báo tăng trưởng năm 2021 của hầu hết các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á như: Indonesia (từ 4,5 xuống 3,5%), Malaysia (từ 6,0 xuống 4,7%), Thái Lan (từ 3,0% xuống 0,8%) và Việt Nam (từ 6,7% xuống 3,8%); Không thay đổi dự báo của Philippines (4,5%); Duy chỉ có Singapore được dự báo tăng so với báo cáo trước đây (từ 6,0% lên 6,5%).

Việt Nam: WB cho rằng nền kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng khoảng 4,8% trong năm 2021. Dự báo này được điều chỉnh giảm so với con số 6,6% cho năm 2021 trong Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu tháng 6/2021 và giữ nguyên so với dự báo đưa ra vào tháng 8/2021 của tổ chức này.

Theo ADB, tình trạng phong tỏa nghiêm ngặt ở khu vực phía Nam của Việt Nam, ở Hà Nội và các khu công nghiệp lân cận đã ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam. ADB giảm mạnh dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2021 từ mức 6,7% xuống 3,8%.

Kỳ tích tăng trưởng kinh tế

Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2021: Việt Nam dẫn đầu nhóm các quốc gia cùng mức thu nhập

Trong bảng xếp hạng GII 2021, Việt Nam xếp thứ 44/132 quốc gia/nền kinh tế (so với thứ hạng 42 năm 2019 và năm 2020) sau khi WIPO đã cập nhật số liệu GDP theo tính toán mới của Việt Nam (tăng khoảng 36% so với năm 2020).

Năm 2021: Kinh tế Việt Nam với kỳ tích đứng hàng đầu châu Á - Ảnh 6
(Ảnh: TTXVN)

Báo Nga: Kỳ tích tăng trưởng kinh tế Việt Nam khiến nhiều nước phải "ghen tỵ"

Tờ Sputnik của Nga đã nhấn mạnh như vậy trong bài báo đăng tải mới đây với tiêu đề: Câu chuyện thành công của Việt Nam khiến nhiều nước phải "lo sợ" như thế nào?

"Việt Nam đã chứng minh cho thế giới thấy bản lĩnh và sức mạnh quốc gia, dân tộc khi thoát khỏi danh sách nước nghèo nhanh hơn bất kỳ nước nào trong lịch sử hiện đại và tạo nên kỳ tích tăng trưởng kinh tế, GDP khiến chính các nước láng giềng phải "ghen tỵ"" - Sputnik bình luận.

Năm 2021: Kinh tế Việt Nam với kỳ tích đứng hàng đầu châu Á - Ảnh 7
Việt Nam đã thoát khỏi danh sách nước nghèo nhanh hơn bất kỳ nước nào trong lịch sử hiện đại. (Ảnh minh họa)

Bài viết cũng phân tích những yếu tố tạo nên câu chuyện thành công của Việt Nam và khẳng định: Thành công của Việt Nam không xuất phát từ yếu tố may mắn, không phải từ "trên trời rơi xuống" mà nhờ Chính phủ nhanh chóng thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch Covid-19 một cách quyết liệt ngay từ đầu.

Tờ Le Figaro của Pháp hồi đầu năm nay cũng đưa ra đánh giá rằng "Việt Nam là một trong những quốc gia năng động nhất thế giới trong năm 2020. Việt Nam duy trì tăng trưởng dương ở mức 2,9% trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng đến kinh tế toàn cầu".

Cần phải nhắc lại rằng, kết thúc năm 2020, Tổng cục Thống kê nêu rõ con số tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 2,91% - thuộc nhóm các nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới.

Bùi Hằng

Bạn đang đọc bài viết Năm 2021: Kinh tế Việt Nam với kỳ tích đứng hàng đầu châu Á. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công
Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.
Cùng VPBank khám phá lễ hội ẩm thực Pháp Balade en France
Từ ngày 5 đến 7/4/2024, lễ hội ẩm thực Pháp Balade en France với quy mô lớn nhất từ trước đến nay sẽ diễn ra tại công viên Thống Nhất. Lễ hội với quy mô tăng gấp rưỡi so với năm ngoái, nhằm quảng bá ẩm thực Pháp và Thế vận hội Mùa hè Paris 2024.