Thứ bảy, 04/05/2024 11:04 (GMT+7)
Thứ ba, 30/01/2024 07:07 (GMT+7)

Tàu du lịch lớn nhất thế giới ra khơi với mối lo ngại về môi trường

Theo dõi KTMT trên

Tàu du lịch lớn nhất thế giới "Icon of the Seas" đã chính thức hạ thủy vào hôm 27/1 vừa qua. Tuy nhiên, theo nhiều nhóm hoạt động, siêu thuyền này có thể làm dấy lên lo ngại về khí thải metan.

Tàu "Icon of the Seas" thuộc Tập đoàn Tàu biển Royal Caribbean là tàu du lịch lớn nhất thế hiện nay. Theo Guardian, con tàu có chiều dài hơn chiều cao của Tháp Eiffel, cao 20 tầng, có thể chứa hơn 8.000 hành khách và thủy thủ đoàn và có trọng lượng 1/4 triệu tấn. 

Tàu được chế tạo để chạy bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), được cho là khí đốt sạch hơn nhiên liệu hàng hải truyền thống nhưng gây ra rủi ro lớn hơn về phát thải khí metan. Các nhóm môi trường lo ngại việc tàu chạy bằng khí đốt hóa lỏng sẽ tạo tiền đề cho những siêu du thuyền khác sau này và là một rủi ro không thể chấp nhận được với môi trường. 

Nhiều nghiên cứu khác nhau của các tổ chức môi trường, so sánh lượng khí thải carbon của một kỳ nghỉ kéo dài một tuần trên con tàu du lịch châu Âu với việc đi máy bay và ở trong khách sạn, đã kết luận rằng những chuyến du lịch như vậy đã tăng lượng carbon nhiều gấp 8 lần .

Sử dụng LNG thay cho các nghiên liệu hàng hải khác giúp giảm 1/4 lượng khí thải carbon dioxide nhưng nhìn chung, một tàu du lịch sử dụng LNG thải ra nhiều khí thải nhà kính hơn do hiện tượng gọi là "thoát khí metan".

Đó là khi nhiên liệu không được cháy hết trong động cơ của tàu, dẫn đến phát thải khí metan - loại khí mạnh hơn nhiều so với carbon dioxide. Khí metan giữ nhiệt lượng gấp khoảng 80 lần so với CO2 trong suốt 20 năm sau khi nó được thải vào khí quyển.

Tàu du lịch lớn nhất thế giới ra khơi với mối lo ngại về môi trường - Ảnh 1
Tàu du lịch lớn nhất thế giới "Icon of the Seas" với nhiều kỷ lục vừa được xác lập. 

Theo Hiệp hội Du thuyền quốc tế, trong số 54 tàu được đặt đóng từ tháng 1/2024 đến tháng 12/2028, có tới 63% chạy bằng LNG. Hiện tại, có khoảng 6% trong số 300 du thuyền chạy bằng LNG. 

Các du thuyền mới hơn được thiết kế để sử dụng nhiều loại nhiên liệu khác nhau, bao gồm dầu chạy tàu truyền thống, LNG hoặc LNG sinh học. Theo ý kiến của ông Bryan Comer, các tàu nên sử dụng pin nhiên liệu và hydro hoặc methanol tái tạo để thải ra ít khí nhà kính hơn.

Bryan Comer, giám đốc Chương trình Hàng hải tại Hội đồng Quốc tế về Giao thông Sạch (ICCT), một tổ chức nghiên cứu về chính sách môi trường, cho biết: “Đó là một bước đi sai hướng”. Ông nói: “Chúng tôi ước tính rằng việc sử dụng LNG làm nhiên liệu hàng hải sẽ thải ra lượng khí thải nhà kính trong vòng đời nhiều hơn 120% so với dầu diesel”. 

Theo các chuyên gia trong ngành, các tàu du lịch như Icon of the Seas sử dụng động cơ nhiên liệu kép, áp suất thấp, làm rò rỉ khí mê-tan vào khí quyển trong quá trình đốt cháy. Royal Caribbean cho biết con tàu mới của họ có hiệu suất phát thải carbon cao hơn 24% so với yêu cầu của cơ quan quản lý vận tải toàn cầu, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO).

Theo nghiên cứu năm 2024 do ICCT và các đối tác khác tài trợ, động cơ tàu du lịch có độ thoát khí mê-tan ước tính trung bình là 6,4%. IMO đặt tiêu chuẩn độ thoát khí mê-tan ở mức 3,5%.

Theo Marcie Keever, thuộc tổ chức phi chính phủ cho biết, với việc đóng những siêu tàu như thế này và sử dụng LNG, ngành du lịch tàu biển đang đi sai hướng. Các tàu lớn hơn đòi hỏi nhiều cơ sở hạ tầng hơn tại các cảng, phá hủy các rạn san hô và hệ sinh thái để chứa chúng. 

Tàu Icon of the Seas chính thức là tàu du lịch lớn nhất thế giới sau khi vượt qua con tàu Wonder of the Seas cũng của Royal Caribbean mới chỉ ra mắt vào đầu năm 2022. Tàu có thể chở tối đa 7.600 khách, cùng với 2.350 thủy thủ đoàn.

Điểm đặc biệt của siêu thuyền này là sở hữu công viên nước rộng 17.000 feet vuông. Đây hiện là công viên nước lớn nhất trên biển và trải dài khắp các Tầng 16 và 17. Tàu Icon of the Seas cũng là con tàu có bể bơi lớn nhất trên biển, bể bơi vô cực đầu tiên trên biển và sân trượt băng lớn nhất trên biển.

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết Tàu du lịch lớn nhất thế giới ra khơi với mối lo ngại về môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới