Thứ bảy, 27/07/2024 06:45 (GMT+7)
Thứ hai, 15/07/2019 11:17 (GMT+7)

Tạo thói quen "sống xanh" để bảo vệ môi trường

Theo dõi KTMT trên

Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng đe dọa đến sức khỏe và tính mạng con người. Mỗi chúng ta hãy thay đổi thói quen sinh hoạt, "sống xanh" hơn để góp phần bảo vệ môi trường.

Môi trường đơn giản chính là những thứ xung quanh chúng ta. Trong khi thế giới đang bị hủy hoại bởi đủ các loại ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước sạch, có bao giờ bạn nghĩ mình sẽ phải sống xanh hơn để bảo vệ môi trường và chính cuộc sống của bản thân?

Vậy nên, hãy sống xanh hơn từ những thói quen nhỏ trong cuộc sống. Mỗi người có ý thức thay đổi thói quen tích cực sẽ góp phần giúp giảm khí gây hiệu ứng nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường.

Dùng ít giấy đi: Không thể phủ nhận vai trò của giấy và bút, nhưng chúng ta nên hạn chế dùng vì mỗi tờ giấy bạn dùng đều là sản phẩm của cây cối. Hãy nhớ rằng, chúng ta đang sống trong thời đại của công nghệ. Tại sao phải tốn giấy, khi bạn có thể ghi lại mọi thứ bằng điện thoại, thậm chí là laptop?

Tạo thói quen "sống xanh" để bảo vệ môi trường - Ảnh 1

Trở thành người nông dân của gia đình: Nếu có điều kiện, hãy tự làm một mảnh vườn nhỏ trong nhà, trồng rau củ, hoa quả... Bạn sẽ vừa có nguồn cung hoa quả siêu sạch, mà không khí trong nhà còn trong lành hơn.

Sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng: Quản lý các nguồn năng lượng trong nhà bạn hiệu quả sẽ giúp tiết kiệm năng lượng nói chung và tiết kiệm được tiền cho gia đình bạn nói riêng. Hãy làm sạch bộ lọc khí của điều hòa thường xuyên, để chế độ tiết kiệm điện khi ngủ. Tắt đèn, rút phích cắm các thiết bị khi không sử dụng ... Đừng lãng phí năng lượng điện khi bạn không có nhà, sử dụng các hệ thống nhiệt và các thiết bị hiệu quả.

Nói không với túi nilon và hộp nhựa dùng 1 lần: Mỗi năm có 8 triệu tấn rác thải nhựa bị đổ ra đại dương. Nếu xu hướng này tiếp tục, năm 2050, các đại dương của chúng ta sẽ nhiều nhựa hơn cá. Hãy từ bỏ thói quen dùng túi nilon và hộp nhựa dùng 1 lần nếu có thể để góp phần bảo vệ môi trường.

Tạo thói quen "sống xanh" để bảo vệ môi trường - Ảnh 2
Túi vải thân thiện với môi trường, góp phần giảm thải ô nhiễm rác thải nhựa - Ảnh minh họa

Trồng nhiều cây xanh hơn trong không gian sống: Cây xanh giúp bạn thư giãn, thoải mái. Cây xanh sẽ giúp hấp thu CO2 và nhả ra oxy. Hãy sử dụng những đồ gia dụng thân thiện với môi trường, hạn chế dùng túi nilon.

Tạo thói quen "sống xanh" để bảo vệ môi trường - Ảnh 3
Sử dụng xe đạp giúp bảo vệ môi trường - Ảnh minh họa

Gần đi xe đạp, xa đi xe bus: Hạn chế sử dụng các phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là ôtô. Hãy đi xe đạp nếu gần, hoặc cần đi xa thì dùng xe bus, xe khách để di chuyển. Nếu ai cũng như bạn, lượng khí nhà kính thải ra mỗi năm sẽ giảm đi đáng kể.

Vận động người khác cùng "sống xanh": Thuyết phục những người xung quanh mình sống xanh hơn, cùng tham gia những hoạt động tuyên truyền vì một môi trường xanh - sạch - đẹp. Hãy nhớ là chăm sóc trái đất, bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm mà còn là đặc ân dành cho chúng ta. Chỉ mất ít thời gian, điều chỉnh thói quen một chút xíu nhưng bạn có thể tạo nên những sự khác biệt lớn.

Nguyễn Luận (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tạo thói quen "sống xanh" để bảo vệ môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nữ giảng viên xuất sắc kể “cú sốc” khi đầu quân vào VinUni
Lễ tốt nghiệp khóa đầu tiên, diễn ra ngày 29/6, không chỉ là bệ phóng để 145 tân khoa cất cánh mà còn là cột mốc mới của trường đại học tinh hoa VinUni. Hơn một nửa trong số tân cử nhân đã được nhiều trường ĐH quốc tế danh tiếng và các tập đoàn chào đón.

Tin mới

LỜI ĐIẾU đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Lời điếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc tại Lễ Truy điệu ngày 26/7/2024.
Thực hành ESG: Không dễ để triển khai!
Dù các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của bộ tiêu chuẩn đo lường các yếu tố liên quan đến định hướng chiến lược và hoạt động phát triển bền vững (ESG) nhưng thực tiễn thực hành lại đang gặp nhiều khó khăn.