Chủ nhật, 24/11/2024 18:55 (GMT+7)
Thứ tư, 08/12/2021 10:00 (GMT+7)

Tài nguyên vô hạn cũng đang bị thiếu?

Theo dõi KTMT trên

Tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị khai thác và lạm dụng, lãng phí tùy ý, không bị hạn chế. Điều đó dẫn đến hành tinh chúng ta đang trong tình trạng 'nợ sinh thái' khi lượng tài nguyên con người tiêu thụ lớn hơn mức tài nguyên mà Trái Đất có thể tái tạo.

Giá nhiên liệu tiếp tục “nhảy múa”

Dân số thế giới gia tăng cộng với chủ nghĩa tiêu dùng đang đẩy hành tinh chúng ta vào tình trạng “nợ sinh thái” sớm hơn mọi năm.

Các chuyên gia Quỹ Kinh tế mới (NEF) tại Anh đã nhận định như vậy sau khi so sánh lượng thực phẩm, năng lượng và các nguồn tài nguyên khác mà con người tiêu thụ hằng năm với trữ lượng thiên nhiên có thể cung ứng mà không đe dọa khả năng phục hồi của các hệ sinh thái trọng yếu như đại dương, rừng nhiệt đới.

Tài nguyên vô hạn cũng đang bị thiếu? - Ảnh 1
Tình trạng biến đổi khí hậu càng trầm trọng hơn khi sử dụng nhiên liệu bừa bãi. (Ảnh minh họa)

Kết quả cho thấy năm nay, thời điểm chúng ta bắt đầu “lạm vốn” của thiên nhiên, hay còn gọi là “Ngày Trái Đất quá tải” (khi lượng tài nguyên con người tiêu thụ lớn hơn mức tài nguyên mà Trái Đất có thể tái tạo) rơi vào ngày 21-8, sớm hơn 1 tháng so với thời điểm năm trước (23-9).

Cảnh báo về tình trạng này, Andrew Simms, Giám đốc chính sách của NEF cho rằng người dân ở các nước đang phát triển như Trung Quốc đang dùng nhiều thịt hơn và ngày càng có nhu cầu sử dụng xe hơi cũng như các sản phẩm tiêu hao nhiều năng lượng khác. Trong khi đó, dù phát triển nhiều công nghệ xanh và tiết kiệm năng lượng, các nước giàu cũng dùng nhiều tài nguyên hơn do nhu cầu muốn sử dụng công nghệ mới nhất, ăn những món ngon nhất hay chạy xe hiện đại nhất. Theo Simms, nếu không hạn chế khai thác tài nguyên của Trái Đất thì nguy cơ giá nhiên liệu tiếp tục “nhảy múa” và tình trạng biến đổi khí hậu càng trầm trọng hơn là điều có thể thấy trước.

Đa phần tài nguyên là hữu hạn

Tài nguyên thiên nhiên là chỉ các thành phần cấu tạo nên thiên nhiên bị con người dùng những hình thức nhất định để khai thác và ứng dụng cho cuộc sống, là những nguyên liệu cần thiết cho xã hội. Tài nguyên thiên nhiên thường gặp có: đất đai, nước, không khí, rừng, đồng cỏ, đầm lầy, biển, động thực vật hoang dã, vi sinh vật, hầm mỏ v.v...

Trong các tài nguyên thiên nhiên, ngoài một số ít loài là nguyên sinh ra, tuyệt đại đa số là tài nguyên thứ sinh. Những tài nguyên nguyên sinh có ánh nắng Mặt Trời, không khí, gió, thác nước, khí hậu v.v... Chúng là nguồn vô hạn. Những tài nguyên thứ sinh có: đất đai, khoáng sản, rừng v.v... Chúng đều là tài nguyên hữu hạn.

Tài nguyên vô hạn cũng đang bị thiếu? - Ảnh 2
Những tài nguyên vô hạn đang bị con người lạm dụng quá mức. (Ảnh minh họa)

Tài nguyên thiên nhiên thứ sinh được hình thành trong những giai đoạn đặc biệt của quá trình biến hóa tự nhiên của Trái Đất, vì vậy chất lượng và số lượng của chúng bị hạn chế. Một khi một loài sinh vật nào đó bị tiêu diệt thì sẽ khó mà tái sinh lại được. Không gian phân bố của chúng cũng không đồng đều. Do đó nói chúng là hữu hạn.

Ví dụ những tài nguyên thiên không thể tái sinh như đất đai, than bùn, than đá, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên v.v... Trong giai đoạn hiện nay đó là những tài nguyên không dễ gì tái sinh được. Nhưng nhân loại trước đây do trình độ sản xuất thấp nên chưa nhận thức được vấn đề này, vì vậy người ta cho rằng: những tài nguyên này khai thác mãi không cạn, dùng không hết.

Gần 300 năm nay cùng với sự phát triển vũ bão của sức sản xuất, những tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị khai thác và lạm dụng, lãng phí tùy ý, không bị hạn chế, nên đã xuất hiện nguy cơ về thiếu tài nguyên.

Theo số liệu điều tra thì những loại tài nguyên chủ yếu trữ lượng không nhiều, trong vòng mấy trăm năm nữa sẽ bị khai thác hết. Ví dụ tuổi thọ của mỏ sắt không đầy 200 năm, trữ lượng về than đá chỉ khoảng 200 năm, trữ lượng dầu mỏ không đầy 30 năm. Những tài nguyên thiên nhiên có thể tái sinh được như đất đai, động vật, thực vật, vi sinh vật, rừng, thảo nguyên, sinh vật thủy sinh, v.v... do loài người chặt phá và săn bắt không hạn chế nên nhiều chủng loài bị tiêu diệt, khiến cho chúng không thể tái sinh được nữa.

Bi thảm hơn là những tài nguyên vốn được xem là vô hạn như không khí và nước, do con người gây ô nhiễm nên ngày nay cũng đã xuất hiện nguy cơ bị thiếu. Cho nên từ góc độ vĩ mô mà xét, các loại tài nguyên thiên nhiên hầu như đều rơi vào tình trạng bi quan “bị khai thác cạn, dùng kiệt”.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tài nguyên vô hạn cũng đang bị thiếu?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới