Theo các chuyên gia kinh tế nhận định tài chính xanh sẽ là xu thế được đẩy mạnh trong thời gian tới. Để đạt được những mục tiêu trong lĩnh vực này, Việt Nam cần xem xét hoàn thiện các cơ chế, chính sách và quy trình có liên quan.
Việc nâng cao các mục tiêu cam kết về giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó biến đổi khí hậu và thực thi các chính sách thực chất sẽ giúp Chính phủ các quốc gia đón làn sóng đầu tư lớn để giải quyết khủng hoảng khí hậu.
Tại châu Á, Hàn Quốc đã chứng minh hướng tiếp cận cho các chính sách phát triển bền vững của họ là đúng đắn, từ đó, đẩy mạnh tín dụng xanh và hoàn thiện hơn nữa hệ thống tài chính xanh.
Tại Mỹ, ngân hàng xanh dưới sự hỗ trợ của Chính phủ trong các vấn đề liên quan đến khung khổ pháp lý, sẽ đóng vai trò quyết định tới sự phát triển của hệ thống tài chính xanh.
Vào năm 2019, Đức bất ngờ tuyên bố tham vọng trở thành quốc gia hàng đầu về tài chính xanh bền vững. Giờ đây, nước này đang cố tìm ra một cách tiếp cận nhất quán nhằm hài hòa các dịch vụ tài chính với các mục tiêu khí hậu.
Theo các quy định của EU, hoạt động sản xuất xe hơi sẽ chỉ được coi là khoản đầu tư bền vững đối với các phương tiện có khí phát thải CO2 ít hơn 50g/km.