Thứ ba, 25/03/2025 09:18 (GMT+7)
Thứ hai, 07/10/2024 17:00 (GMT+7)

Sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác trái phép bị phạt tới 200 triệu đồng

Theo dõi KTMT trên

Theo Nghị định 123/2024/NĐ-CP ngày 4/10/2024, sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác trái phép bị phạt tới 200 triệu đồng.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 123/2024/NĐ-CP ngày 4/10/2024 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Theo đó, nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (bao gồm: hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc và hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện), hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản, đối tượng bị xử phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm vi phạm trong sử dụng đất và vi phạm trong thực hiện dịch vụ về đất đai.

Sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác trái phép bị phạt tới 200 triệu đồng - Ảnh 1
Sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác trái phép bị phạt tới 200 triệu đồng.

Vi phạm sử dụng đất trồng lúa bị phạt tới 200 triệu

Nghị định quy định cụ thể mức phạt đối với từng trường hợp sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Cụ thể, hành vi chuyển đất trồng lúa sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp bị phạt tiền từ 2 - 30 triệu đồng; hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) thuộc địa giới hành chính của xã bị phạt từ 3-150 triệu đồng; hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã bị phạt từ 20-200 triệu đồng tùy theo diện tích đất vi phạm.

Nghị định nêu rõ hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn thì hình thức và mức xử phạt bằng 2 lần mức phạt tương ứng với quy định trên.

Nghị định cũng quy định hành vi sử dụng các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt từ 20-100 triệu đồng tùy thuộc vào diện tích đất vi phạm.

Lấn chiếm đất bị phạt tới 1 tỷ đồng

Bên cạnh đó, Nghị định quy định rõ mức phạt đối với các hành vi lấn đất và chiếm đất.

Cụ thể, hành vi lấn đất hoặc chiếm đất do cơ quan, tổ chức của Nhà nước đã quản lý, được thể hiện trong hồ sơ địa chính thuộc địa giới hành chính của xã hoặc các văn bản giao đất để quản lý bị phạt từ 3-200 triệu đồng tùy thuộc vào diện tích đất vi phạm.

Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất nông nghiệp (không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất) không thuộc trường hợp kể trên mà thuộc địa giới hành chính của xã thì cũng bị phạt từ 3-200 triệu đồng tùy thuộc vào diện tích đất vi phạm.

Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất không thuộc trường hợp mà thuộc địa giới hành chính của xã thì bị phạt từ 5 - 200 triệu đồng.

Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất phi nông nghiệp không thuộc trường hợp  mà thuộc địa giới hành chính của xã thì bị phạt từ 5 - 200 triệu đồng.

Nghị định quy định rõ đối với hành vi lấn đất hoặc chiếm đất thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định ở trên và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 1 tỷ đồng đối với tổ chức.

Mức phạt từ 10-500 triệu đồng đối với hành vi sử dụng đất mà Nhà nước đã có quyết định giao đất, cho thuê đất nhưng người được giao đất, cho thuê đất chưa được bàn giao đất trên thực địa.

Mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác trái phép bị phạt tới 200 triệu đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

TP Hồ Chí Minh lập chuyên đề kiểm kê đất sân golf
Trong đợt kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024, TP Hồ Chí Minh sẽ triển khai chuyên đề riêng về đất sân golf có nguồn gốc đất sân bay, khu vực sạt lở, bồi đắp và đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường...
Nhiều điểm mới trong quy định kinh doanh xăng dầu
Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 18/2025/TT-BCT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định tại các Thông tư quy định về kinh doanh xăng dầu để phù hợp với thực tiễn quản lý và hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam.

Tin mới

Giá dừa tăng phi mã
Trên thị trường, hiện giá dừa tươi tăng 110-120%, trong khi dừa khô tăng 150%. Nguyên nhân chính từ nhu cầu của Trung Quốc và sự sụt giảm sản lượng do hạn hán.