Thứ hai, 07/10/2024 06:49 (GMT+7)
Thứ năm, 07/09/2023 11:22 (GMT+7)

Sử dụng 600ha rừng làm hồ thuỷ lợi tại Bình Thuận, người dân nhận lại được những gì?

Theo dõi KTMT trên

Theo báo cáo của tỉnh Bình Thuận, để xây dựng hồ thủy lợi Ka Pét cần sử dụng 600ha rừng, trong đó có 160 ha rừng đặc dụng. Điều này gây ra nhiều trái chiều vì bên cạnh những tác động tích cực về kinh tế thì cũng ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường rừng.

Mong hết cảnh "khát nước"

Với đặc trưng nằm ven biển, được bao bọc bởi dãy núi, Bình Thuận là tỉnh có lượng mưa rất thấp so với trung bình cả năm. Thời gian mưa chỉ diễn ra trong khoảng 3-5 tháng, chiếm 90% lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài từ 7-9 tháng nên tình trạng thiếu nước diễn ra thường xuyên. Cũng bởi vậy từ năm 2020, Bình Thuận đã phải cắt giảm 50% diện tích sản xuất nông nghiệp, tác động tiêu cực lên đời sống của nhân dân. 

Sử dụng 600ha rừng làm hồ thuỷ lợi tại Bình Thuận, người dân nhận lại được những gì? - Ảnh 1
Hạn hán nghiêm trọng tại Bình Thuận. 

Dự án hồ thuỷ lợi Ka Pét được phê duyệt xây dựng tại huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận). Đây là khu vực khô hạn nhất cả nước, thời tiết khắc nghiệt quanh năm, mùa mưa thì ngập mà mùa khô thì nắng nóng. Có thể gọi Hàm Thuận Nam là “rốn hạn” của tỉnh Bình Thuận. Các công trình thuỷ lợi mới chỉ đáp ứng được 26% đất trồng mỗi năm, tính riêng sản xuất nông nghiệp đang thiếu khoảng 100 m3. 

Mới đây nhất, người dân vì không có nước sinh hoạt mà phải đào giếng giữ lòng sông Dinh - con sông lớn nhất tại huyện Hàm Thuận Nam để tìm nước sau nhiều tháng không mưa. Từ thực tế trên, theo tỉnh Bình Thuận việc xây dựng hồ thuỷ lợi Ka Pét với mong muốn mang ý nghĩa to lớn cung cấp nước cho người dân. 

Khi hoàn thành, hồ thuỷ lợi Ka Pét sẽ là hồ có chức năng tích trữ tạo nguồn nước, cung cấp nước tưới cho sản xuất Nông nghiệp, cấp nước thô cho khu công nghiệp và sinh hoạt của người dân; phòng chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực huyện Hàm Thuận Nam và thành phố Phan Thiết. Cấp nước Tưới cho 7.762ha cho xã huyện Hàm Thuận Nam, điều tiết, cắt giảm đỉnh lũ và cải tạo môi trường đồng thời cải thiện môi trường sinh thái.   

Dự án còn nằm là một trong những công trình được Chính Phủ ưu tiên đầu từ theo chương trình mục  tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020. Hồ thuỷ lợi Ka Pét còn nằm trong quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Đông Nam Bộ giai đoạn đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Mất những gì? 

Thế nhưng để xây dựng hồ thủy lợi Ka Pét thì 600ha rừng gần như có nguy cơ xóa bỏ, trong đó có 160 ha rừng đặc dụng. Ta có thể thấy rõ việc sử dụng đất rừng có thể làm ảnh hưởng đến diện tích rừng cả nước, lớp phủ thực vật, hệ sinh thái nông nghiệp cũng như gây mất nơi cư trí của động thực vật. Về lâu về dài việc mất rừng sẽ mang lại những hệ lụy vô cùng lớn như xảy ra các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán, ngập mặn. 

Mất rừng động vật cũng mất đi nơi cư trú, từ đó làm suy giảm quần thể động vật. Ngoài ra, qua quá trình xây dựng có thể tăng khả năng tiếp cận vào rừng của người dân địa phương, dân săn trộm, công nhân…

Sử dụng 600ha rừng làm hồ thuỷ lợi tại Bình Thuận, người dân nhận lại được những gì? - Ảnh 2
Tác động tiêu cực khi xây dựng hồ thuỷ lợi Ka Pét. (Ảnh: UBND tỉnh)

Nhằm hạn chế tác động tiêu cực của dự án hồ thuỷ lợi Ka Pét tới hệ sinh thái, báo cáo kiến nghị nên trồng thay thế rừng cũng như bảo tồn rừng đầu nguồn. Về vấn đề trồng rừng thay thế, UBND Bình Thuận cho biết sẽ trồng thay thế 1.844,54ha theo đúng quy định, trong đó rừng đặc dụng là 137,95ha; rừng phòng hộ là 0,51ha; rừng sản xuất là 440,4 ha, đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 40,72 ha và đất không có rừng 60,14 ha.

Ngoài ra, Bình Thuận cũng xin chủ trương từ Quốc hộ trồng thay thế hơn 2.000ha đất rừng. Cách làm này sẽ rút ngắn thời gian trồng rừng thay thế của dự án hồ thuỷ lợi Ka Pét. 

Hiện nay nhiều địa phương đã chuyển đổi đất rừng với mục đích phục vụ kinh tế - xã hội, theo quy định Nhà Nước. Theo báo cáo của các địa phương, trên cả nước diện tích rừng đã trồng chiếm 68,4% (15.000ha) diện tích rừng phải trồng thay thế (22.000ha). Cụ thể diện tích đất rừng là 2.000 ha, rừng phòng hộ 8.000 ha;hỗ trợ trồng rừng sản xuất là hơn 5.000ha.

Theo kế hoạch chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu duy trì tỷ lệ che phủ rừng ổn định khoảng 42 - 43%. Trồng rừng sản xuất khoảng 340.000 ha/năm vào năm 2030, trong đó chủ yếu là trồng tái canh. Riêng hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở miền núi và ven biển sẽ bảo tồn và bảo vệ khoảng 3,3 triệu ha. Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng 4.000 - 6.000 ha/năm và phấn đấu phục hồi khoảng 150.000ha rừng.

Theo GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, để nâng cao trữ lượng rừng của Việt Nam, qua đó nâng cao khả năng hấp thụ CO2, chúng ta cần phải từng bước cải tạo, nâng cao sự đa dạng của các cánh rừng tự nhiên tại Việt Nam. Nếu như trước đây chúng ta thường chỉ ưu tiên chọn lựa một loại cây giống nhất định thì nay chúng ta cần chọn nhiều loại giống cây đặc trưng, phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu của từng vùng miền.

Ngoài việc phát triển, nâng cao trữ lượng của các các diện tích rừng nghèo kiệt, trung bình thì chúng ta cũng cần bảo tồn sự đa dạng của các diện tích rừng giàu, chỉ có như thế chúng ta mới nâng cao được trữ lượng rừng của Việt Nam nâng cao khả năng hấp thụ CO2. Qua đó góp phần thực hiện thành công các cam kết của Việt Nam về giảm tác động của khí thải nhà kính tại COP26.

Phạm Huyền - Uy Đạt

Bạn đang đọc bài viết Sử dụng 600ha rừng làm hồ thuỷ lợi tại Bình Thuận, người dân nhận lại được những gì?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Phát hiện 17.342 vụ vi phạm môi trường
Trong 9 tháng năm 2024, , các cơ quan chức năng đã phát hiện 17.342 vụ vi phạm môi trường, trong đó xử lý 15.852 vụ với tổng số tiền phạt là 224,7 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tin mới

Ảnh hưởng của bão đẩy chỉ số CPI lên cao
Giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bão, cộng với việc một số địa phương thực hiện tăng học phí theo lộ trình và giá thuê nhà leo thang là những nguyên nhân đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 tăng 0,29%.
Phát hiện 17.342 vụ vi phạm môi trường
Trong 9 tháng năm 2024, , các cơ quan chức năng đã phát hiện 17.342 vụ vi phạm môi trường, trong đó xử lý 15.852 vụ với tổng số tiền phạt là 224,7 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước.