Thứ hai, 25/11/2024 23:06 (GMT+7)
Thứ hai, 01/11/2021 14:30 (GMT+7)

Sinh vật tỏa sáng khiến đại dương trông giống như một thiên hà

Theo dõi KTMT trên

Tại vùng Vịnh Jervis, trên bờ biển phía Nam của New South Wales, đã xuất hiện "màn trình diễn ánh sáng" tuyệt vời, là một trong những màn trình diễn sáng nhất từ ​​trước đến nay. 

Cảnh tượng lạ lùng đó không phải là một phép thuật như trong các bộ phim của điện ảnh Hollywood mà đã được các nhà khoa học đưa ra lời giải thích hợp lí.

Hiện tượng phát quang sinh học trong đại dương xảy ra do các sinh vật nổi cực nhỏ được gọi là thực vật phù du. 

Chúng rất nhỏ đến mức hàng nghìn con có thể nằm gọn trong một giọt nước. Đại dương sẽ phát sáng khi sóng vỗ vào bờ hoặc nước bị làm nhiễu động. 

Sinh vật tỏa sáng khiến đại dương trông giống như một thiên hà - Ảnh 1
Đại dương với những lớp sóng phát sáng. (Ảnh minh họa)

Vào tháng 7 năm ngoái tại vùng Vịnh Jervis, trên bờ biển phía Nam của New South Wales, đã xuất hiện "màn trình diễn ánh sáng" tuyệt vời, là một trong những màn trình diễn sáng nhất từ ​​trước đến nay. 

Rất nhiều người dân địa phương may mắn chứng kiến được cảnh tượng rực rỡ đó ca ngợi đó là khung cảnh tuyệt vời sáng rực nhất.

Sinh vật phù du phát quang sinh học xuất hiện ở một số vùng biển nhưng thật bất thường khi nhìn thấy màn hình ánh sáng nổi bật ở gần bờ với cường độ mạnh.

Sinh vật tỏa sáng khiến đại dương trông giống như một thiên hà - Ảnh 2
Ánh sáng nổi bật ở gần bờ với cường độ mạnh. (Ảnh minh họa)

Theo Finlay, hiện tượng gây ra bởi một loài tảo phát quang sinh học có tên Noctiluca scintillans. Sự gia tăng chất dinh dưỡng trong nước từ tro bụi cháy rừng đã tạo điều kiện cho tảo phát triển mạnh và đồng loạt nở hoa. Hơn nữa, loài tảo này chỉ phát được dạ quang trong môi trường nước mặn còn trong các ao hồ sự phát sáng hoàn toàn thất bại. 

Tảo Noctiluca scintillans không sinh độc tố nên không gây nguy hiểm cho con người. Chúng sinh sôi rất nhanh khiến hàm lượng phốt pho và nito trong nước tăng nhanh.

Sinh vật tỏa sáng khiến đại dương trông giống như một thiên hà - Ảnh 3
Đây lại là dấu hiệu cho thấy vùng nước bị ô nhiễm nặng. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên đây lại là dấu hiệu cho thấy vùng nước bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái. Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên do lượng nước thải nông nghiệp như phân bón hay các chất thải hóa học từ các nông trại ở Hong Kong chảy về biển đang tăng cao.

Nhà hải dương học thuộc Đại học Georgia Mỹ, Samantha Joye cho biết "Hiện tượng nước biển có màu xanh là tín hiệu xấu với hệ sinh thải biển". Ông cũng cảnh báo do tình trạng ô nhiễm nguồn nước dẫn tới các loại tảo biển đang bùng phát với số lượng lớn. 

Trên thế giới, màn trình diễn ánh sáng từng xuất hiện ở các quốc gia như New Zealand, Puerto Rico, Mexico, Thái Lan, Mỹ và Nhật Bản.

Để phát hiện ra ánh sáng màu xanh lam trên biển, tốt nhất nên chọn khu vực tối tránh ô nhiễm ánh sáng. Càng tối bạn sẽ thấy càng nhiều phát quang sinh học.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Sinh vật tỏa sáng khiến đại dương trông giống như một thiên hà. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.

Tin mới