Thứ năm, 18/04/2024 09:03 (GMT+7)
Thứ ba, 13/09/2022 15:00 (GMT+7)

"Shop xanh" - Nơi trao nhận ngàn yêu thương

Theo dõi KTMT trên

Giờ đây nói đến “Shop xanh” không chỉ là câu chuyện khởi nghiệp mà còn là mục tiêu bảo vệ môi trường và hoạt động thiện nguyện giúp ích cho xã hội của cô gái 9X (26 tuổi, quê Đắk Lắk) .

Nguyễn Ngọc Ánh (26 tuổi, quê Đắk Lắk) là thủ lĩnh của Xanh Việt Nam - một tổ chức khởi xướng chiến dịch nhặt rác tại 63 tỉnh thành và ngày càng lan rộng ra quốc tế. Vừa qua, cô gái 9X quyết định khởi nghiệp với "Shop xanh" vì những lý do đặc biệt mà ít ai nghĩ đến.

Bán các sản phẩm xanh và trao tặng yêu thương

Mặt hàng Shop xanh mang đến cho mọi người là các sản phẩm từ làng nghề truyền thống như túi cói, túi cỏ bàng, thực phẩm hữu cơ đặc trưng từng vùng miền do người dân tự sản xuất… Ngọc Ánh - chủ nhân của shop mong muốn cửa hàng sẽ là cầu nối đưa sản phẩm thủ công từ làng nghề truyền thống hoặc các vùng quê khó khăn như làng cói Ninh Bình hay các sản phẩm từ cỏ bàng của làng nghề người Khmer tỉnh Kiên Giang đến tay người tiêu dùng.

"Shop xanh" - Nơi trao nhận ngàn yêu thương - Ảnh 1
"Shop xanh" không chỉ là nơi bán hàng mà còn là nơi tổ chức hoạt động vì cộng đồng.

“Tôi từng chứng kiến cảnh người dân làng nghề được mùa nhưng mất giá nên cuộc sống bấp bênh. Vì thế, tôi muốn góp một chút gì đó để làng nghề khôi phục tốt hơn”, Ánh chia sẻ.

Ngoài ra, cô đang hướng đến các làng nghề khuyết tật, có trẻ em khó khăn để giúp họ tăng thu nhập bằng cách gia công sản phẩm túi vải theo mẫu mã mà cô đặt hàng.

Một triệu túi đi chợ xanh và nhiều hơn thế nữa!

Để khởi động thành công và duy trì Shop xanh, đặc biệt, khắc phục tình trạng hiếm khách do đa phần, sản phẩm tại Shop xanh là hàng thủ công, không sản xuất đại trà, Ngọc Ánh đã tìm cách hạn chế tối đa chi phí vận chuyển, tặng kèm sản phẩm khác để mọi người “mua 1 được 2”.

"Shop xanh" - Nơi trao nhận ngàn yêu thương - Ảnh 2
Các sản phẩm thủ công của Shop Xanh.

Ánh cho rằng mục tiêu của cửa hàng là lan tỏa lối sống xanh thay vì đặt nặng lợi nhuận. Vì thế, cô sẽ trích ra ít nhất 5% lợi nhuận để đóng góp cho các hoạt động thiện nguyện hay nhặt rác.

Tới đây, cửa hàng sẽ phát động chiến dịch “Một triệu túi đi chợ xanh” sẽ đực triển khai rộng rãi. Mang đến cho một triệu người thông điệp bảo vệ môi trường là hành động trao một triệu túi thân thiện môi trường tới tay người sử dụng nhằm thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông, từ đó, hình thành dần nếp sinh hoạt xanh từ việc mang giỏ, túi đựng, hộp thủy tinh… đi chợ.

"Shop xanh" - Nơi trao nhận ngàn yêu thương - Ảnh 3
Cửa hàng còn là nơi họp nhóm của tổ chức Xanh khi có chiến dịch.

Sắp tới, Ánh còn dự định thực hiện một dự án về đồ đã qua sử dụng để gửi tặng hoặc cho người có nhu cầu thuê với giá rẻ… Một phần lợi nhuận thu được sẽ góp vào kinh phí vận hành tổ chức Xanh Việt Nam.

Cô gái 9X khởi nghiệp với shop xanh chia sẻ thêm : "Yêu môi trường, sống xanh cũng chính là yêu nước và duy trì sự phát triển bền vững cho thế hệ sau. Tôi như một ngọn nến, tự thắp lên và mong muốn cháy lan đến nhiều ngọn nến khác. Người Việt Nam vốn có lòng nhân ái và tử tế. Vì vậy, những việc làm vì cộng đồng sẽ sớm được nhân rộng và lan tỏa".

Bên cạnh hướng đến các làng nghề khuyết tật có trẻ em khó khăn để giúp họ tăng thu nhập bằng cách gia công sản phẩm túi vải theo mẫu mã đặt hàng, đều đặn mỗi tuần, nơi đây còn trở thành địa điểm tặng bánh trái, sữa và nước ép… cho những người khó khăn dể tri ân vì sự hy sinh thầm lặng, cũng như mang lại niềm vui nhỏ cho họ. Vì vậy, đến với shop không chỉ để nhận sản phẩm xanh mà còn là nhận tấm lòng trắc ẩn yêu thương.

Hải Anh

Bạn đang đọc bài viết "Shop xanh" - Nơi trao nhận ngàn yêu thương. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thái Bình: Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh lúa gạo bền vững
UBND tỉnh Thái Bình vừa có văn bản yêu cầu các huyện, thành phố quan tâm một cách thiết thực, quản lý và sử dụng có hiệu quả cao quỹ đất sản xuất lúa của địa phương không để lãng phí nguồn lực đất đai. Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh lúa, gạo bền vững.
Khai thác du lịch bền vững Công viên địa chất Lạng Sơn
UBND tỉnh Lạng Sơn đã trình bộ hồ sơ lên UNESCO công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu, dự kiến cơ bản xong trước tháng 7/2024. Qua đó hướng tới mở cửa cho công chúng tham quan, khai thác phát triển du lịch bền vững.
Vị thế Việt Nam nhìn từ “tài sản” tự nhiên
Quả thực viết một bài báo ngắn về một đề tài lớn như vậy rất khó. Hơn nữa tôi chỉ là công dân bình thường làm gì có tầm nhìn đủ bao quát để tìm và chỉ ra những vị thế tài sản tự nhiên của Việt Nam.

Tin mới