Thứ năm, 28/03/2024 15:42 (GMT+7)
Thứ tư, 02/06/2021 20:00 (GMT+7)

'Sản xuất xanh' tăng sức chống chịu cho doanh nghiệp trước đại dịch Covid-19

Theo dõi KTMT trên

Dịch Covid-19 buộc các doanh nghiệp phải nghiêm túc hơn về phát triển dài hạn, thay vì chờ kết thúc đại dịch, việc phát triển "sản xuất xanh’" sẽ tạo ra một cơ hội phát triển nhanh chóng, tranh thủ được sự hỗ trợ của Chính phủ dành cho doanh nghiệp.

'Sản xuất xanh' tăng sức chống chịu cho doanh nghiệp trước đại dịch Covid-19 - Ảnh 1
Người tiêu dùng  cần thay đổi các thói quen của mình và hướng đến một phong cách tích cực - tiêu dùng xanh.

Xanh từ nhận thức đến hành động

Trước những nhu cầu "sạch và xanh", một loạt vấn đề nan giải đang được đặt ra đối với các doanh nghiệp trong nước. Trong đó, có liên quan đến việc sử dụng nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, nhiên liệu, hóa chất không gây độc hại, lắp đặt hệ thống quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và hệ thống xử lý chất thải. Vấn đề này là rất cấp thiết trước nguy cơ xuất hiện ngày càng nhiều các ổ bệnh tiềm tàng trong môi trường sống.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, những nỗ lực chỉ từ phía cơ quan quản lý là không đủ mà quan trọng hơn là sự thống nhất của tất cả các thực thể tham gia nền kinh tế phải vào cuộc từ ý thức tới hành động. Người tiêu dùng đặt niềm tin vào các mặt hàng có nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng sản phẩm rõ ràng.

Bởi vậy, chất lượng “xanh” sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh giúp các doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần tốt hơn. Việc phát triển thương hiệu gắn với yếu tố “xanh” - sử dụng nguyên vật liệu, công nghệ thân thiện, đưa ra các sản phẩm “sạch”, bảo đảm môi trường ngày càng có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

'Sản xuất xanh' tăng sức chống chịu cho doanh nghiệp trước đại dịch Covid-19 - Ảnh 2
Chất lượng “xanh” sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh giúp các doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần tốt hơn.

Theo kết quả điều tra của Công ty Nielsen Việt Nam, người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề “xanh” và “sạch”, họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các thương hiệu có cam kết “xanh” và “sạch”. Cụ thể, có tới 80% người tiêu dùng lo ngại tác hại lâu dài của các nguyên liệu nhân tạo và 79% sẵn sàng trả thêm tiền để mua các sản phẩm không chứa các nguyên liệu mà họ không mong muốn.

Còn Công ty Nghiên cứu thị trường Kantar cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 và giãn cách xã hội, lối sống và quản lý tài chính của người Việt đã có thay đổi theo hướng tăng ý thức phòng ngừa những rủi ro trong tương lai. Cụ thể, có 18% người tiêu dùng có kế hoạch mua bảo hiểm nhân thọ và 30% người tiêu dùngđã mua bảo hiểm qua hình thức trực tuyến, đây cũng là sự gia tăng mới của nhu cầu khách hàng. Các doanh nghiệp doanh nghiệp cần thấy đây là cơ hội để cung cấp những trải nghiệm trên môi trường internet xuất sắc hơn các đối thủ khác.

Theo số liệu khảo sát của Kantar, qua dịch Covid-19, nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng cũng có nhiều thay đổi và hướng đến lối sống bền ổn, có lợi cho sức khỏe nên họ sẵn sàng ưu tiên chi tiêu cho những mặt hàng thiết yếu, nhanh và an toàn.

Cụ thể, có đến 57% người tiêu dùng cho rằng, sẽ ngừng mua các sản phẩm, dịch vụ ảnh hưởng đến môi trường và xã hội; 23% người tiêu dùng ưu tiên mua các loại thức ăn từ hạt; 20% người tiêu dùng còn lại sẵn sàng chi tiền cho các sản phẩm hữu ích cho sức khỏe và môi trường như sữa tăng sức đề kháng, bàn chải bảo vệ môi trường.

Với xu hướng đó, nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt cơ hội này để đẩy mạnh thương hiệu và nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách xây dựng niềm tin vào nhãn hàng thông qua các cam kết về trách nhiệm xã hội và môi trường, đặt vấn đề sức khỏe người tiêu dùng vào trọng tâm của việc phát triển sản phẩm, gắn phát triển sản phẩm với cam kết bền vững.

Tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp vượt “bão”

Tín hiệu tích cực là trong “làn sóng” dịch Covid-19 lần thứ tư, Chính phủ đã chỉ đạo đồng bộ, xuyên suốt và cụ thể các giải pháp vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế.

'Sản xuất xanh' tăng sức chống chịu cho doanh nghiệp trước đại dịch Covid-19 - Ảnh 3
Bộ Tài chính vừa tiếp tục đề xuất giảm 29 khoản phí, lệ phí cho doanh nghiệp đến hết năm nay.

Chủ trương “không ngăn sông cấm chợ”, “khoanh vùng hẹp” để bảo đảm sản xuất, duy trì phát triển kinh tế được thực hiện đồng bộ ở các địa phương, giúp hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của dịch đối với hoạt động của doanh nghiệp. Chính phủ đã ban hành Nghị định 52/2021/NĐ-CP về gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2021, chính sách hỗ trợ rất tốt cho doanh nghiệp.

Để tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ Tài chính vừa tiếp tục đề xuất giảm 29 khoản phí, lệ phí đến hết năm nay. Điều đó thể hiện quyết tâm đồng hành cùng doanh nghiệp vượt “bão” Covid-19.  Bộ đã có Công văn xin ý kiến các Bộ, cơ quan có liên quan kéo dài thời gian giảm phí, lệ phí quy định tại Thông tư số 112/2020/TT-BTC đến hết ngày 31/12/2021.

Trong bối cảnh thu ngân sách gặp rất nhiều khó khăn, đồng thời, phải thực hiện nhiều nhiệm vụ chi cho an sinh xã hội và cấp bách phát sinh, thì việc giãn, giảm nhiều khoản thuế, phí là cố gắng rất lớn của Chính phủ.

Ai cũng biết rằng, một mức thuế suất hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính để mở rộng sản xuất kinh doanh, giảm bớt phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng, tiết kiệm được chi phí, từ đó, giảm giá thành, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư, quay trở lại có đóng góp cho nền kinh tế và cho ngân sách. Nhưng đó là trong điều kiện bình thường, còn ở thời điểm đặc biệt, lại cần những chính sách đặc biệt.

Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, ngành rà soát và quyết định giảm nhiều khoản phí, lệ phí với mức giảm “sốc”, có khoản lên đến 70%. Cũng có ý kiến đề nghị nên giảm mạnh hơn nữa các khoản thuế, phí, tuy nhiên, ở vị trí giữ “tay hòm chìa khóa” vẫn cần phải giải cho được bài toán cân đối ngân sách, để có nguồn thực hiện cho các nhiệm vụ chi theo dự toán, chi cho an ninh quốc phòng, chi cho con người và các khoản chi cấp bách phát sinh. Do đó, giải pháp giãn, hoãn nhiều khoản thuế được cho là phù hợp nhất.

Về lâu dài, cùng với sự hỗ trợ “đúng, trúng và đủ” của Nhà nước, các doanh nghiệp cũng cần chuyển dịch mô hình kinh doanh và chi phí để tăng sức bền, thích nghi với “trạng thái bình thường mới”.

Để thay đổi thói quen sản xuất xanh, tiêu dùng xanh sẽ phải mất nhiều thời gian, nhưng với sự sẵn sàng thay đổi trong tư duy của người tiêu dùng, sự vào cuộc của các cơ quan quản lý Nhà nước và sự cam kết chung tay của các doanh nghiệp, chắc chắn xu hướng tiêu dùng xanh sẽ ngày càng lan tỏa và phát triển mạnh mẽ hơn trong thời bối cảnh hiện nay. 

Theo đánh giá của Bộ TN&MT, chi phí tài nguyên và mức phát thải trung bình của các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung cao hơn so với mức trung bình của khu vực và thế giới. Mức sử dụng nước ở nhiều ngành công nghiệp là rất cao và lãng phí. Đơn cử, để sản xuất được một đơn vị sản phẩm đạt mức trên 500 m3/tấn giấy, gấp 5 lần so với chỉ tiêu trên thế giới (xấp xỉ 100 m3/tấn). Nước thải của ngành chế biến thực phẩm cũng cao gấp 3,4 lần so với chỉ tiêu trên thế giới. Bên cạnh đó, chi phí năng lượng cao phổ biến trong các ngành công nghiệp: Ngành giấy tiêu hao 1.200 kwh và 1.500 kg than/tấn giấy tẩy trắng; ngành thép cần 700.000 kwh/tấn thép thỏi và 25 kwh/tấn gang tinh luyện.

Phương Anh

Bạn đang đọc bài viết 'Sản xuất xanh' tăng sức chống chịu cho doanh nghiệp trước đại dịch Covid-19. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công
Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.
Cùng VPBank khám phá lễ hội ẩm thực Pháp Balade en France
Từ ngày 5 đến 7/4/2024, lễ hội ẩm thực Pháp Balade en France với quy mô lớn nhất từ trước đến nay sẽ diễn ra tại công viên Thống Nhất. Lễ hội với quy mô tăng gấp rưỡi so với năm ngoái, nhằm quảng bá ẩm thực Pháp và Thế vận hội Mùa hè Paris 2024.