Thứ bảy, 10/05/2025 11:37 (GMT+7)
Thứ hai, 17/06/2019 07:00 (GMT+7)

Samsung đóng cửa nhà máy cuối cùng của mình tại Trung Quốc

Theo dõi KTMT trên

Động thái này của Samsung khiến cho người lao động Trung Quốc không khỏi lo ngại trong bối cảnh hàng loạt hãng sản xuất khác cũng đang lên kế hoạch rời khỏi đất nước tỉ dân.

Tổ hợp nhà máy Samsung ở Huệ Châu, phía Bắc đồng bằng sông Châu Giang từng là nơi sản xuất tới 1/5 tổng số điện thoại bán ra tại Trung Quốc vào năm 2011. Khu nhà máy này đã tồn tại tới 27 năm, cụ thể nó chính thức đi vào hoạt động vào ngày 24/8/1992, chỉ vài ngày trước khi Trung Quốc và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao.

Số lượng nhân viên tại nhà máy này đã giảm xuống còn khoảng 4.000 người so với con số 9.000 năm 2013 - thời điểm Samsung còn đang thống trị tại Trung Quốc với 20% thị phần smartphone bán ra. Trong khi đó, con số này "teo" lại chỉ còn 1% vào năm ngoái.

Samsung đóng cửa nhà máy cuối cùng của mình tại Trung Quốc - Ảnh 1
Nhà máy Samsung tại Huệ Châu, Trung Quốc. Ảnh: scmp.com

Trước nhà máy tại Huệ Châu, Samsung đã đóng cửa cơ sở của mình tại Thiên Tân hồi tháng 12 năm ngoái và ngưng sản xuất thiết bị mạng ở Thâm Quyến. Người dân địa phương lan truyền tin đồn rằng Samsung sẽ bồi thường từ 1.400 USD - 14.400 USD cho nhân viên, tùy thuộc vào năm làm việc.

Việc Samsung rời bỏ Trung Quốc làm dấy lên mối lo ngại về tương lai kinh tế và vai trò của đất nước tỉ dân này trong chuỗi sản xuất thương mại toàn cầu, cũng như vấn đề việc làm của người lao động Trung Quốc trong thời điểm chiến tranh thương mại bùng nổ.

Foxconn, nhà sản xuất iPhone và iPad cho Apple vừa cho biết họ có đủ năng lực để đáp ứng việc sản xuất các thiết bị này bên ngoài Trung Quốc. Một số công ty Mỹ như Oracle và Cisco cũng có kế hoạch cắt giảm sản xuất tại Trung Quốc. Berni Optical, một công ty sản xuất kính nền cho Apple và Samsung thì vừa sa thải 8.000 công nhân từ tháng 11 do đơn hàng giảm.

Thậm chí, việc các hãng sản xuất di chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc đã diễn ra trong khoảng một thập kỉ qua khi mức lương cho công nhân và các chi phí liên quan ngày càng gia tăng tại đất nước này. Trung Quốc đã không còn là "công xưởng của thế giới" như cách người ta vẫn ví von.

Ngọc Quang

Bạn đang đọc bài viết Samsung đóng cửa nhà máy cuối cùng của mình tại Trung Quốc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

EVN lý giải lý do tăng giá điện 4,8%
Theo thông tin từ EVN, quyết định tăng giá điện lần này được đưa ra sau quá trình cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố về biến động chi phí đầu vào, chẳng hạn như giá than và khí để sản xuất điện, cũng như gánh nặng chi phí điện đối với người dân và doanh nghiệp.
Giá điện tăng 4,8% từ ngày 10/5
Giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 4,8%, từ 2.103,1159 đồng/kWh lên 2.204,0655 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), bắt đầu từ ngày 10/5.

Tin mới

Hát xẩm: Thung Nham nơi chốn ngàn năm
Xẩm không chỉ là một loại hình giải trí mộc mạc mà còn mang giá trị văn hóa – lịch sử sâu sắc, phản ánh đời sống và tâm hồn người dân Bắc Bộ xưa.
Vì sao xăng vẫn "gánh" hai loại thuế, phí?
Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt và phí bảo vệ môi trường với xăng là phù hợp với định hướng giảm phát thải mà Việt Nam cam kết tại COP26.