Thứ tư, 27/11/2024 11:32 (GMT+7)
Thứ tư, 08/12/2021 13:00 (GMT+7)

Rác thải của F0 cách ly tại nhà cần được xử lý an toàn hơn

Theo dõi KTMT trên

Mỗi ngày, TP HCM phát sinh tới gần 50 tấn rác thải Covid-19, khối lượng rác thải của F0 cách ly tại nhà chiếm không nhỏ. Rác thải y tế từ F0 cách ly tại nhà vẫn luôn là một câu chuyện khá “đau đầu” cho người xử lý gây nên nhiều hệ lụy.

Thiếu nhân lực thực hiện việc thu gom rác thải

TP.HCM đang triển khai thí điểm cách ly y tế đối với các trường hợp F0, F1 tại nhà. Theo đó, một trong những vấn đề đáng quan tâm là việc quản lý chất thải rắn đối với các hộ gia đình có người cách ly. Bởi nếu nguồn rác thải này không được xử lý chặt chẽ rất có thể sẽ làm lây lan dịch bệnh.

Chị Thu Thảo, người thu gom rác trên địa bàn TP Thủ Đức cho biết: “Thời điểm tháng 8, 9, khu vực tôi đi thu gom liên tục có F0. Trước kia, khi thu gom rác thải mình cũng đã có trang bị rồi, nhưng thời điểm dịch càng phải kĩ hơn nữa mà vẫn sợ. Anh đồng nghiệp chung nhóm với tôi đã trở thành F0, không rõ từ nguồn tiếp xúc hay rác thải, nhưng sau đó cũng khiến nhiều người làm nghề thu gom rác thải như chúng tôi lo lắng, bỏ nghề”.

Rác thải của F0 cách ly tại nhà cần được xử lý an toàn hơn - Ảnh 1
Thiếu nhân lực xử lý rác thải F0. (Ảnh minh họa)

Được biết, tại TP HCM, việc xử lý rác y tế nguy hại tại các khu cách ly, bệnh viện dã chiến, cơ sở y tế... do Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố và 3 đơn vị tư nhân xử lý theo quy trình nghiêm ngặt. Riêng rác thải sinh hoạt tại các khu phong tỏa được địa phương giao cho Công ty Dịch vụ công ích thu gom, xử lý.

Lực lượng này hiện đang quá tải do lượng rác phát sinh nhiều, đồng thời thời gian qua nhiều công nhân trở thành F0 khiến nhân sự thiếu hụt. Các khu vực khác do đội ngũ thu gom rác dân lập phụ trách. Điều này đặt ra đòi hỏi về quy trình thu gom chuẩn sao cho an toàn, không quá tải cho lực lượng thu gom rác dân lập nói trên.

Mới đây, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Anh Dũng đã có văn bản đề nghị tăng cường quản lý chất thải phát sinh khi F0 cách ly tại nhà và đề nghị các địa phương quản lý danh sách F0 đang cách ly tại nhà để tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh từ công tác này tại địa bàn dân cư.

Sở Y tế đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường điều phối các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải phát sinh trong hoạt động phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt chất thải phát sinh khi F0 cách ly tại nhà theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và quy định của UBND TP HCM. Hai Sở phối hợp với địa phương kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải phát sinh trong hoạt động phòng, chống dịch Covid-19.

Cam kết phân loại rác

Thực tế, xu thế phân loại rác thải đã bắt đầu được áp dụng tại TP HCM từ nhiều năm nay. TP cũng đã có những chiến dịch tuyên truyền, vận động người dân phân loại rác thải sau khi sử dụng. Trong tài liệu Hướng dẫn chăm sóc người mắc Covid-19 tại nhà, Bộ Y tế đã đưa ra những lưu ý quan trọng khi xử lý đồ dùng, rác thải của F0 để tránh lây nhiễm nCoV, trong đó cũng có những hướng dẫn cụ thể liên quan đến phân loại, xử lý rác thải của bệnh nhân.

Đối với rác thải, cần đặt thùng rác có nắp kín và mở bằng chân, có lót túi ni lông bên trong ở phòng của người nhiễm. Rác thải cần được thu gom, xử lý hàng ngày hoặc khi thùng rác đầy. Đồng thời, người nhà cần đeo găng (loại sử dụng một lần) khi xử lý rác thải, bỏ găng tay ngay sau khi xử lý xong. Đặc biệt, cần rửa tay sau khi xử lý chất thải.

Rác thải của F0 cách ly tại nhà cần được xử lý an toàn hơn - Ảnh 2
Phân loại rác thải là việc vần nâng cao ý thức của người dân. (Ảnh minh họa)

Sở Y tế TP HCM cũng đề nghị tăng cường quản lý chất thải phát sinh khi F0 cách ly tại nhà, đề nghị các địa phương tăng cường truyền thông, hướng dẫn người F0 cách ly tại nhà phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm, đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải của F0 cách ly tại nhà và công tác quản lý chất thải phát sinh trong hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.

Ở thời điểm này, ý thức phân loại rác thải của người dân, đặc biệt là gia đình có F0 càng phải nâng cao hơn bao giờ hết, bởi điều này không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho gia đình người bệnh, cho cộng đồng mà còn giúp những người thu gom rác thải an toàn hơn, giảm sự quá tải của lực lượng thu gom rác thải.

Ông Vương Kiến Tân, Phó Chủ tịch UBND phường Hiệp Tân (quận Tân Phú), cho biết đối với những trường hợp F0 có đủ điều kiện cách ly tại nhà thì một trong những nội dung liên quan đến việc cách ly là người dân phải ký cam kết phân loại rác. “Chúng tôi đã hướng dẫn người dân việc phân loại và đa số người dân thực hiện đúng cam kết. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít người dân không thực hiện đúng quy trình, khi người thu gom rác phản ánh phường đã có nhắc nhở những trường hợp này” - ông Tân nói.

Tại quận 1, thời gian qua, UBND quận cũng đã có hướng dẫn rất cụ thể việc phân loại rác đối với những trường hợp F1, F0 cách ly tại nhà. Theo đó, đối với chất thải lây nhiễm, hằng ngày người cách ly y tế tại nhà phải bỏ chất thải lây nhiễm như khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng vào túi đựng chất thải, sau đó xịt cồn 70 độ để khử khuẩn bên trong và mặt bên ngoài túi, buộc chặt miệng túi bỏ vào thùng đựng chất thải lây nhiễm.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Rác thải của F0 cách ly tại nhà cần được xử lý an toàn hơn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới