Thứ năm, 25/04/2024 18:12 (GMT+7)
Thứ bảy, 30/07/2022 06:49 (GMT+7)

Quyền lợi và Trách nhiệm của việc thu phí không dừng

Theo dõi KTMT trên

Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, việc áp dụng hệ thống thu phí ETC sẽ tiết giảm cho xã hội hàng nghìn tỷ đồng/năm.

Tất cả các tuyến cao tốc trên toàn quốc sẽ triển khai dịch vụ thu phí tự động không dừng kể từ ngày 1/8. Các trường hợp xe vi phạm có thể sẽ bị phạt từ 2-3 triệu đồng, tước bằng lái từ 1-3 tháng.

Cũng có không ít trường hợp lỗi xảy ra do phát sinh từ hệ thống thu phí. Việc xử lý các tình huống này như thế nào cũng là một trong những nội dung đáng chú ý tại tọa đàm "Thu phí không dừng: Quyền lợi và Trách nhiệm" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 29/7.

Tại tọa đàm, theo đại diện Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an, lực lượng chức năng vẫn trên tinh thần trước mắt sẽ tuyên truyền để người dân tự giác dán thẻ thu phí để đi vào đường cao tốc. Chỉ các hành vi cố tình vi phạm như không dán thẻ hoặc số tiền trong tài khoản không đủ thanh toán mới bị xử phạt.

Quyền lợi và Trách nhiệm của việc thu phí không dừng - Ảnh 1
Các hành vi cố tình vi phạm như không dán thẻ thu phí không dừng hoặc số tiền trong tài khoản không đủ thanh toán sẽ bị xử phạt. (Ảnh minh họa)

Đối với trường hợp người tham gia giao thông đủ điều kiện sử dụng dịch vụ thu phí không dừng, nhưng gặp phải lỗi từ hệ thống thu phí như barie không mở, hoặc trừ quá số tiền thu phí…, đại diện Cục Cảnh sát cho biết, người dân hoàn toàn có thời gian để trình bày, giải thích về sự cố và đề nghị lực lượng chức năng sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để chứng minh lỗi do chủ quan hay khách quan, từ đó có phương án xử lý phù hợp.

Thống kê cho thấy, hiện có khoảng 75% số xe ô tô trên cả nước đã dán thẻ thu phí không dừng, nhưng thực tế sử dụng lại chưa đạt đến con số này. Các đơn vị cung cấp dịch vụ cho biết, sắp tới, việc dán thẻ sẽ được triển khai đến các đại lý cấp quận, huyện tại 63 tỉnh, thành.

Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, việc áp dụng hệ thống thu phí tự động không dừng (ETC) sẽ tiết giảm cho xã hội hàng nghìn tỷ đồng/năm.

Bên cạnh những lợi ích có thể đo đếm được, việc đưa hệ thống thu phí ETC vào khai thác cũng đưa đến những lợi ích gián tiếp như: giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, tăng tuổi thọ động cơ cho chủ phương tiện, tiết kiệm chi phí bảo trì đường bộ cho chủ đầu tư, rút ngắn thời gian lưu chuyển hàng hóa trên đường và góp phần thực hiện chủ trương của Chính phủ về giảm thanh toán bằng tiền mặt…

Đáng chú ý, hệ thống ETC có thể giúp Nhà nước, Nhà đầu tư quản lý được các phương tiện tham gia giao thông trên cả nước, từ đó có thể thực hiện được nhiều chính sách quản lý hiện đại…

Đây là hình thức thu phí áp dụng công nghệ tự động nhận diện phương tiện di chuyển qua và trừ tiền vào tài khoản giao thông. Vì thế, chủ phương tiện khi đi qua làn ETC không cần dừng xe lại trả tiền mà vẫn có thể đi qua trạm thu phí.

Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, việc áp dụng hệ thống thu phí ETC sẽ tiết giảm cho xã hội hàng nghìn tỷ đồng/năm.

Bùi Hằng

Bạn đang đọc bài viết Quyền lợi và Trách nhiệm của việc thu phí không dừng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

WB: Kinh tế Việt Nam đang hồi phục tăng trưởng
Theo Báo cáo cập nhật kinh tế 6 tháng Điểm lại mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4, Kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau, với dự báo tăng trưởng sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6,0% vào năm 2025.

Tin mới

Hiến giọt máu đào, trao đời sự sống
Đây là chủ đề của chương trình hiến máu tình nguyện, được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức ngày 24/4.