Thứ sáu, 22/11/2024 16:19 (GMT+7)
Thứ tư, 25/05/2022 09:00 (GMT+7)

Quốc hội cần giám sát chương trình đổi mới SGK: Để tránh "hiện tượng Việt Á" trong giáo dục

Theo dõi KTMT trên

Chỉ ra hàng loạt sai sót trong các bộ SGK với những dấu hiệu bất thường trong xử lý những sai phạm, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) cho biết, có câu hỏi đặt ra: Liệu có những "vụ Việt Á" trong lựa chọn SGK không?

Giám sát tối cao chương trình đổi mới SGK giáo dục phổ thông

Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, các đại biểu đã thảo luận về dự kiến chương trình giám sát năm 2023 của Quốc hội.

Trong đó, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thuý (đoàn TP.Đà Nẵng) cho biết, bà tán thành ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khi đưa vấn đề thực hiện Nghị quyết số 88 năm 2014 và Nghị quyết số 51 năm 2017 về đổi mới chương trình sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông vào nội dung giám sát trong năm tới.

Theo đại biểu Thuý, việc Quốc hội đưa nội dung này vào chương trình giám sát bởi hai lý do. Thứ nhất, hai Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Nghị quyết số 88 năm 2014 của Quốc hội được ban hành cách đây 8 năm, còn Nghị quyết 51 được ban hành cách đây gần 5 năm. Theo lộ trình được quy định bởi Nghị quyết số 51, thì 2 năm nữa (năm học 2024-2025) sẽ hoàn thành chương trình đầu tiên về đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông toàn cấp học.

Chính vì vậy, việc Quốc hội thực hiện giám sát tối cao ở thời điểm này sẽ giúp đánh giá được đầy đủ, kịp thời về ưu điểm, khuyết điểm của việc thực hiện Nghị quyết số 88 năm 2014 và Nghị quyết số 51 năm 2017. Từ đó có định hướng và chỉ đạo tiếp tục đổi mới trong những năm tiếp theo.

Quốc hội cần giám sát chương trình đổi mới SGK: Để tránh "hiện tượng Việt Á" trong giáo dục - Ảnh 1
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) nêu những sai sót trong SGK. (Ảnh: Quochoi)

Thứ hai, trong 8 năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng, vượt qua khó khăn, thách thức để triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông.

Tuy nhiên, dư luận còn nhiều ý kiến khác nhau về một số kết quả triển khai, như giá SGK hay vấn đề đã được Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đặt ra trong kỳ họp này, đó là việc sắp xếp môn Lịch sử là môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thông... Hay những sai sót chưa được xử lý triệt để trong cả 3 bộ sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 6 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam mà công luận đã lên tiếng trong hai năm qua. 

Đại biểu Thuý dẫn báo cáo trả lời đại biểu Quốc hội ngày 12/1/2022 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam đã thu hồi để sửa chữa 110.000 cuốn; đồng thời hủy và in lại 38.000 cuốn sách khoa học tự nhiên lớp 6". Tuy nhiên, vị đại biểu Quốc hội này cho rằng: “Thực tế lại không đúng như Bộ trưởng Bộ Giáo dục trả lời". 

Những bất cập trong Thông tư số 25 của Bộ GD&ĐT trong việc lựa chọn SGK, dẫn đến việc bỏ qua quyền lựa chọn dân chủ của cơ sở giáo dục cũng được Đại biểu Quốc hội nêu lên. Thậm chí, bà còn cho rằng: "Dư luận đã đặt câu hỏi liệu có những vụ Việt Á trong lựa chọn sách giáo khoa hay không?".

Những vấn đề này, theo đại biểu "cần được Quốc hội giám sát tối cao", đảm bảo tính minh bạch, khách quan trong đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Cử tri bức xúc vì nhiều chương trình giáo dục không phù hợp

Đồng quan điểm, Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn TP.Hà Nội) cho rằng, Quốc hội cần đặc biệt quan tâm đến chuyên đề đổi mới sách giáo khoa, bởi đổi mới chương trình, SGK chính là đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.

“Cử tri rất bức xúc vì nhiều chương trình giáo dục không phù hợp, nhiều bộ SGK còn in sai, hình ảnh không chuẩn mực, có quá nhiều bộ sách được đề nghị lựa chọn gây lúng túng cho nhà trường cũng như phụ huynh.

Quốc hội cần giám sát chương trình đổi mới SGK: Để tránh "hiện tượng Việt Á" trong giáo dục - Ảnh 2
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí. 

Đặc biệt, SGK không được sử dụng lại gây khó khăn cho nhiều gia đình nghèo. Vì thế, “việc phải giám sát tối cao đối với chuyên đề 3 xem đâu là mặt được, chưa được để từ đó có những kiến nghị sửa đổi cho phù hợp là cần thiết”, đại biểu Nguyễn Anh Trí kiến nghị.

Đại biểu Nguyễn Văn Huy (Đoàn Thái Bình) đề xuất lựa chọn chuyên đề 2 và chuyên đề 3 để thực hiện giám sát tối cao. Trong đó, đối với chuyên đề 3, đại biểu nhận định khâu tổ chức biên SGK, tài liệu giáo dục địa phương còn chậm so với tiến độ đề ra, quá trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 cũng bộc lộ nhiều bất cập.

Tránh tiêu cực : Cần sửa đổi Thông tư 25

Trong năm học 2021-2022, sau khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực thi hành, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 25/2020, do Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ ký, quy định quy trình chọn SGK cho học sinh.Tuy nhiên, Thông tư đã thể hiệnkhông đúng nội dung của Luật Giáo dục. Tại điểm c, khoản 1, Điều 32, Luật Giáo dục quy định: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ GDĐT”.

Thông tư này đã khéo léo chuyển quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh “quyết địnhviệc lựa chọn SGK” thành “quyết định lựa chọn SGK”. Nếu chỉ đọc lướt quy trình lựa chọn SGK tại Thông tư 25 thì thấy khá chặt chẽ và dân chủ, được thực hiện từng bước, từ cơ sở giáo dục, qua phòng GD&ĐT, đến Sở GD&ĐT, rồi qua hội đồng lựa chọn SGK cấp tỉnh, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Tuy nhiên, Thông tư 25 hoàn toàn không quyđịnh giá trị ý kiến của cơ sở giáo dục như thế nào, tạo khe hở để một số hộiđồng lựa chọn SGK cấp tỉnh chỉ gồm tối đa 15 người phớt lờ ý kiến của hàng ngàn GV cơ sở. 15 người trong hội đồng chọn SGK cấp tỉnh, TP tựquyết định bằng cách bỏ phiếu kín, như bỏ phiếu bầu lao động tiên tiến trước đây.Phải chăng đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều tỉnh, thành chỉchọn mỗi môn học một quyển sách, thậm chí chỉ chọn một bộ sách cho hầu hếtcác môn học, trái với quy định “có một số SGK cho mỗi môn học”- một chương trình, nhiều SGK - của Nghị quyết 88 của Quốc hội?

Nhóm PV GD 

Bạn đang đọc bài viết Quốc hội cần giám sát chương trình đổi mới SGK: Để tránh "hiện tượng Việt Á" trong giáo dục. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chính phủ trình Quốc hội dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 13/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Tin mới