Thứ năm, 21/11/2024 17:45 (GMT+7)
Thứ bảy, 12/10/2024 17:00 (GMT+7)

Quảng Ninh: Khẩn trương lên phương án cứu hơn 120.000 ha rừng nguy cơ chết héo sau bão số 3

Theo dõi KTMT trên

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh, công tác khắc phục rừng bị thiệt hại sau bão trên địa bàn tỉnh này gặp rất nhiều khó khăn. Quảng Ninh đang khẩn trương lên phương án cứu hơn 120.000 ha rừng nguy cơ chết héo sau bão.

Đầu tháng 9 vừa qua, bão số 3 đổ bộ vào địa phương này với sức tàn phá lớn, cường độ rất mạnh đã khiến hơn 120.000 ha rừng bị thiệt hại; trong đó chủ yếu là diện tích cây keo, bạch đàn bị quật đổ, chết khô.

Theo chia sẻ của ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, trong tổng số 25.000 tỷ đồng mà tỉnh này bị thiệt hại sau bão, thì thiệt hại ở lâm nghiệp là lớn nhất. Ước thiệt hại về lĩnh vực lâm nghiệp trên 6.400 tỷ đồng với tổng số hộ gia đình bị thiệt hại lên tới trên 22.000 hộ, gồm các gia đình được giao đất, giao rừng và các hộ được giao khoán trồng rừng của các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp trên địa bàn. Trong đó, các công ty lâm nghiệp thiệt hại chiếm hơn 30% tổng thiệt hại lâm nghiệp của tỉnh này.

Quảng Ninh: Khẩn trương lên phương án cứu hơn 120.000 ha rừng nguy cơ chết héo sau bão số 3 - Ảnh 1
Quảng Ninh đang lên phương án cứu hơn 120.000 ha rừng nguy cơ chết héo sau bão. Ảnh: Nông Nghiệp Việt Nam

Việc hơn 120.000 ha rừng bị ảnh hưởng sau bão số 3 đã khiến sinh kế của người dân, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty lâm nghiệp điêu đứng. Điển hình như tại TP.Hạ Long, theo ghi nhận của Sở NN-PTNT, địa phương này đã có tới nghìn ha rừng bị xóa sổ hoàn toàn. Nhiều chủ rừng trắng tay khi sau nhiều năm trồng và chăm sóc.

Hiện tại, các doanh nghiệp và người dân đều đang bố trí nhân lực đến tận từng vạt rừng để kiểm đếm, thống kê thiệt hại. Trong số này phải kể đến Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hoành Bồ có tổng 3.600 ha rừng sản xuất thì có tới 1.600 ha đã bị xóa sổ hoàn toàn, thiệt hại hàng chục tỉ đồng.

Để cứu lấy "lá phổi xanh", ngay sau bão số 3, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo Sở NN-PTNT tỉnh thực hiện rà soát, kiểm tra, bố trí lực lượng triển khai các biện pháp quản lý rừng bị hư hại; áp dụng các biện pháp lâm sinh khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; chủ động đặt cây giống để tái sản xuất lại rừng.

Tuy vậy, qua đánh giá của Sở NN-PTNT tỉnh cho thấy, công tác khắc phục rất khó khăn; cây rừng gãy đổ, đang khô héo do thiếu nước, nguy cơ cháy rừng rất cao; hệ thống đường lâm nghiệp bị mưa lũ chia cắt, phá hủy khó tiếp cận; hiện chưa có hướng dẫn về thanh lý rừng trồng sử dụng vốn nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp, do vậy chưa thực hiện được trình tự, thủ tục thanh lý rừng; chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, các hộ thành viên của doanh nghiệp bị thiệt hại…

Để ổn định đời sống cho người trồng rừng và các công ty lâm nghiệp, trước mắt UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu Sở NN-PTNT tỉnh này cùng các đơn vị liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp chuẩn bị thủ tục triển khai thanh lý rừng trên cơ sở bám sát các quy định; chủ động nguồn giống phục vụ công tác triển khai kế hoạch trồng rừng năm 2025; liên hệ với các tỉnh, thành không còn quỹ đất trồng rừng thay thế để thống nhất, báo cáo Bộ NN-PTNT bố trí kinh phí trồng rừng thay thế.

Đặc biệt, tỉnh Quảng Ninh đang khẩn trương lập đề án tái thiết phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước, ngành thuế, bảo hiểm thực hiện ngay hướng dẫn các công ty, người dân hoàn thiện thủ tục khoanh, giãn, hoãn nợ và cho vay mới; miễn các loại thuế theo quy định; hỗ trợ giảm, giãn đóng nộp các loại bảo hiểm.

Sông Hồng

Bạn đang đọc bài viết Quảng Ninh: Khẩn trương lên phương án cứu hơn 120.000 ha rừng nguy cơ chết héo sau bão số 3. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.