Thứ sáu, 04/10/2024 02:17 (GMT+7)
Thứ hai, 15/08/2022 09:55 (GMT+7)

Quảng Bình: Tàu cá về bờ cá đầy khoang, rác đầy túi

Theo dõi KTMT trên

Để chung tay bảo vệ môi trường biển, ngư dân Quảng Bình đã tích cực hưởng ứng hoạt động "Thu gom rác thải, rác thải nhựa trên tàu cá xa bờ" để đưa vào bờ xử lý.

Toàn tỉnh Quảng Bình hiện có gần 7.800 tàu cá, trong đó có hơn 1.500 tàu khai thác xa bờ. Mỗi chuyến đi biển, ngư dân phải chuẩn bị rất nhiều nhu yếu phẩm cần thiết để phục vụ cho việc khai thác dài ngày trên biển. Vì vậy, lượng rác thải trên các tàu rất nhiều, nếu xả trực tiếp xuống biển sẽ hủy hoại hệ sinh thái thủy sinh và làm ô nhiễm môi trường biển.

Nhằm hạn chế tối đa tình trạng ngư dân xả rác thải trực tiếp ra biển, góp phần bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản, tỉnh Quảng Bình đã vận động ngư dân tham gia thực hiện mô hình thu gom rác thải trên tàu rồi mang về bờ xử lý. Một trong những địa phương được chọn làm đơn vị triển khai điểm mô hình "Thu gom rác thải, rác thải nhựa trên tàu cá xa bờ" là xã biển Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình).

Ông Đồng Vinh Quang, Chủ tịch UBND xã Cảnh Dương cho biết, những ngư dân là tổ trưởng các tổ đoàn kết, tổ hợp tác sản xuất trên biển, tổ biển xa, có uy tín trong cộng đồng ngư dân được chọn làm nòng cốt, tiên phong thực hiện mô hình. Ngư dân được hướng dẫn làm túi thu gom, đựng rác thải, tận dụng lưới đánh cá hỏng, không làm phát sinh chi phí. Chính quyền địa phương cũng bố trí nhân lực, trang thiết bị hỗ trợ tại các điểm tập kết để thu gom rác thải.

"Địa phương vẫn đang tiếp tục triển khai mô hình thu gom rác thải trên biển, làm sao để giảm bớt rác thải trên biển, bảo đảm vệ sinh môi trường trong quá trình khai thác. Sau khi phát động mô hình này, ý thức của người dân ngày càng cao", ông Quang chia sẻ.

Quảng Bình: Tàu cá về bờ cá đầy khoang, rác đầy túi - Ảnh 1
Hoạt động thu gom rác thải được ngư dân Quảng Bình tích cực hưởng ứng.

Tại cửa Roòn, xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, những tàu cá đánh bắt xa bờ cập bến ngoài khoang thuyền đầy hải sản thì sau đuôi tàu còn có những chiếc túi đựng đầy rác sinh hoạt những ngày lênh đênh trên biển của ngư dân. Việc thu gom rác trên biển cũng được thực hiện một cách khoa học khi, rác tái chế và loại rác không tái chế được bỏ vào từng túi riêng. Mỗi chuyến biển, trung bình 1 tàu cá xa bờ đi khoảng 20 ngày, xả ra khoảng 10 kg rác thải.

"Trên mỗi chuyến tàu, anh em đều nhắc nhở cùng nhau để bảo vệ môi trường biển được sạch. Sau khi sử dụng và có rác thải thì mình không vứt ra biển mà phải mang về, giúp làm sạch cho môi trường, đặc biệt là biển", ông Tình chủ tàu QB93561TS chia sẻ.

Ông Hoàng Viết Thông, Phó chi cục Thủy sản Quảng Bình cho biết, năm 2022, Chi cục Thủy sản Quảng Bình phấn đấu có 100% tàu cá đánh bắt xa bờ tham gia thu gom rác, đồng thời làm điểm thu gom rác thải nhựa tại cảng cá, khu nuôi trồng thủy sản. Theo ông Thông, nếu phát động mô hình thu gom rác thải trên biển ở tất cả các tàu cá Quảng Bình, sẽ thu gom số lượng rác thải rất lớn, có thể lên tới hàng trăm, hàng ngàn tấn rác thải mỗi năm.

Nguyên Hồ

Bạn đang đọc bài viết Quảng Bình: Tàu cá về bờ cá đầy khoang, rác đầy túi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Miền Tây mùa nước nổi
Từ tháng 9 đến tháng 11, khi ghé thăm vùng ĐBSCL du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm mùa nước nổi đặc trưng của miền Tây với hàng loạt hoạt động hấp dẫn, mang đến những kỷ niệm khó quên.
Phát triển xu hướng du lịch thuận thiên tại Trà Vinh
Với mục tiêu hướng đến bảo vệ môi trường tự nhiên và phát triển du lịch bền vững, Trà Vinh định hướng du lịch thuận thiên sẽ là chiến lược dài hạn, thúc đẩy kinh tế địa phương theo hướng bền vững và bảo tồn các giá trị văn hóa và môi trường sinh thái.
Ninh Thuận: Vinh danh 2 bảo vật quốc gia
Hai bảo vật quốc gia, Tượng thờ vua Pô Klong Garai và Bia Phước Thiện, sẽ được công nhận là di sản văn hóa tại Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI.

Tin mới

"Ăn rừng" từ bán tín chỉ carbon
Người xưa có câu “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, để nói về việc tàn phá rừng sẽ chịu hậu quả. Nhưng giờ đây, “ăn rừng” không còn “rưng rưng” nữa, nhờ tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng. Đó là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế xanh, bền vững.