Thứ sáu, 22/11/2024 17:57 (GMT+7)
Thứ hai, 20/03/2023 06:50 (GMT+7)

Quản lý chất lượng môi trường nước mặt: Giải pháp quan trọng trong bảo vệ môi trường

Theo dõi KTMT trên

Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường được xây dựng chung cho toàn bộ sông, hồ nội tỉnh hoặc riêng cho từng sông, hồ nội tỉnh.

Triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về lập kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt nhằm hướng dẫn về chuyên môn cho các cơ quan chủ trì trong quá trình xây dựng và ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 luật Bảo vệ môi trường năm 2020, kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh phải được thực hiện phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia.

Theo đó, kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với đối tượng được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (nguồn nước mặt có vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường; là vùng nước thuộc vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; xác định khu vực sinh thuỷ) phải phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia và nội dung của kế hoạch phải nằm trong quy hoạch vùng hoặc quy hoạch tỉnh.

Quản lý chất lượng môi trường nước mặt: Giải pháp quan trọng trong bảo vệ môi trường - Ảnh 1
Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ nội tỉnh có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường được xây dựng chung cho toàn bộ sông, hồ nội tỉnh hoặc riêng cho từng sông, hồ nội tỉnh.

Việc đánh giá diễn biến chất lượng nước, xác định các mục tiêu chất lượng nước nhằm đánh giá, dự báo được xu hướng thay đổi chất lượng môi trường nước mặt; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt; xác định khu vực sinh thủy; xác định được mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch.

Cụ thể, phương pháp, cách thức thực hiện gồm: Đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ giai đoạn tối thiểu 3 năm gần nhất; tổng hợp hiện trạng các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt, khu vực sinh thủy đã được xác định theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước; dự báo xu hướng diễn biến chất lượng nước mặt, đề xuất các mục tiêu, chỉ tiêu về chất lượng nước mặt cần đạt được cho giai đoạn 5 năm đối với từng đoạn sông, hồ căn cứ nhu cầu thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.

Mục tiêu của việc điều tra, đánh giá nguồn thải nhằm xác định thực trạng phân bố và tải lượng của các nguồn ô nhiễm điểm và nguồn ô nhiễm diện phát sinh chất ô nhiễm môi trường nước trong vùng tác động; nguy cơ ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới. Phương pháp điều tra, đánh giá nguồn thải được thực hiện riêng biệt cho từng đoạn sông, hồ là cơ sở để tổng hợp đánh giá các nguồn ô nhiễm điểm và nguồn ô nhiễm diện đến chất lượng nước của lưu vực hoặc tiểu lưu vực. Kết quả điều tra, đánh giá nguồn thải được thể hiện bằng các kết quả kiểm kê các nguồn thải điểm và các nguồn thải diện.

Bộ TN&MT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu hướng dẫn, tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ nội tỉnh có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và ban hành để triển khai thực hiện.

Thực tế, kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ nội tỉnh có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường được xây dựng chung cho toàn bộ sông, hồ nội tỉnh hoặc riêng cho từng sông, hồ nội tỉnh.

Việc xác định sông, hồ có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường được căn cứ vào hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, hiện trạng nguồn thải, nhu cầu sử dụng nguồn nước cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường nước mặt và các yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khác.

8 bước lập kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt

Quy trình lập kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt bao gồm 8 bước:

Bước 1: Đánh giá diễn biến chất lượng nước, xác định các mục tiêu chất lượng nước;

Bước 2: Điều tra, đánh giá nguồn thải vào môi trường nước;

Bước 3: Đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt; xác định hạn ngạch xả nước thải vào từng đoạn sông;

Bước 4: Xác định các đoạn sông không còn khả năng chịu tải, các đoạn sông còn khả năng chịu tải nhưng cần giảm tải lượng phát thải để đảm bảo mục tiêu chất lượng nước đã đề ra ở bước 1, từ đó đề xuất mục tiêu, lộ trình giảm xả thải vào môi trường nước, phân vùng xả thải;

Bước 5: Đề xuất các biện pháp khác nhằm phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt; giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin và quản lý ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới;

Bước 6: Đề xuất cơ cấu, tổ chức thực hiện;

Bước 7: Tổng hợp, xây dựng dự thảo kế hoạch;

Bước 8: Tham vấn và hoàn thiện dự thảo kế hoạch.

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Quản lý chất lượng môi trường nước mặt: Giải pháp quan trọng trong bảo vệ môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Dự kiến có 6 Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo 6 Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường, bao gồm các phương pháp quan trắc, phân tích môi trường không khí, nước, đất và trầm tích...

Tin mới