Thứ sáu, 22/11/2024 09:36 (GMT+7)
Thứ hai, 31/07/2023 07:46 (GMT+7)

Phóng viên Kinh tế Môi trường tận mắt chứng kiến cảnh ô nhiễm bủa vây tại bãi rác An Hiệp (Bến Tre)

Theo dõi KTMT trên

Nhiều tháng qua, việc bãi rác An Hiệp (H.Ba Tri) tiếp nhận lượng rác thải khổng lồ khoảng 200 tấn/ngày, trong khi các hạng mục như tường rào, ao chứa nước rỉ rác... chưa thực hiện kịp thời đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân xung quanh.

Phóng viên Kinh tế Môi trường tận mắt chứng kiến cảnh ô nhiễm bủa vây tại bãi rác An Hiệp (Bến Tre) - Ảnh 1
Bãi rác tập trung của huyện Ba Tri (Bãi rác An Hiệp) được xây dựng tại xã An Hiệp, với diện tích khoảng 5 ha, được đưa vào khai thác, vận hành từ năm 2009 với công nghệ xử lý chôn lấp hở. Bãi rác An Hiệp cách trung tâm thị trấn Ba Tri 5 km, xung quanh tiếp giáp với bãi rác là đất nuôi tôm thâm canh và hàng ngày khối lượng rác của huyện được vận chuyển về xử lý khoảng 45 tấn/ngày.
Phóng viên Kinh tế Môi trường tận mắt chứng kiến cảnh ô nhiễm bủa vây tại bãi rác An Hiệp (Bến Tre) - Ảnh 2
Theo báo cáo của UBND huyện Ba Tri, trước đây, khi chưa có chủ trương tiếp nhận rác từ TP.Bến Tre và huyện Châu Thành về bãi rác huyện, tình hình Bãi rác An Hiệp trương đối ổn, không xảy ra đơn kiến nghị hay người dân tập trung ngăn chặn việc vận chuyển rác.
Phóng viên Kinh tế Môi trường tận mắt chứng kiến cảnh ô nhiễm bủa vây tại bãi rác An Hiệp (Bến Tre) - Ảnh 3
Tuy nhiên, kể từ ngày 20/10/2022, Bãi rác An Hiệp phải tiếp nhận thêm lượng rác 150-160 tấn/ngày, nâng tổng công suất tiếp nhận khoảng 200 tấn/ngày khiến cho bãi rác trở nên quá tải, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Do quá bức xúc, vào chiều 15/7/2023, khoảng 70 người dân địa phương đã tập trung ngăn chặn không cho xe rác của tỉnh, huyện vận chuyển rác vào Bãi rác An Hiệp, gây tình trạng ùn ứ xe rác tạm thời tại khu vực bãi rác.
Phóng viên Kinh tế Môi trường tận mắt chứng kiến cảnh ô nhiễm bủa vây tại bãi rác An Hiệp (Bến Tre) - Ảnh 4

Trước thực trạng trên, ngày 23/7/2023 UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành văn bản công bố tình huống khẩn cấp tình hình sự cố môi trường Bãi rác An Hiệp huyện Ba Tri. Theo đó, từ khi nhà máy xử lý rác tỉnh tạm đóng cửa Bãi rác An Hiệp (huyện Ba Tri) tiếp nhận khối lượng rác khá lớn từ thành phố Bến Tre, huyện Châu Thành và huyện Ba Tri.

Phóng viên Kinh tế Môi trường tận mắt chứng kiến cảnh ô nhiễm bủa vây tại bãi rác An Hiệp (Bến Tre) - Ảnh 5

Trong khi đó, các hạng mục như tường rào, phủ bạt các ô đã chôn lấp, gia cố chống thấm, gom nước rỉ rác, ao chứa nước rỉ rác,… và mở rộng diện tích (03ha) của Bãi rác An Hiệp chưa được thực hiện kịp thời.

Phóng viên Kinh tế Môi trường tận mắt chứng kiến cảnh ô nhiễm bủa vây tại bãi rác An Hiệp (Bến Tre) - Ảnh 6

Cộng với thời gian gần đây mưa lớn kéo dài liên tục dẫn đến tình trạng nước rỉ rác lẫn với nước mưa chảy tràn xung quanh, mùi hôi phát tán ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 132 hộ dân nằm trong phạm vi bán kính 1km thuộc địa phận 2 xã An Hiệp và xã An Đức, huyện Ba Tri.

Phóng viên Kinh tế Môi trường tận mắt chứng kiến cảnh ô nhiễm bủa vây tại bãi rác An Hiệp (Bến Tre) - Ảnh 7
Ghi nhận của Phóng viên Tạp chí Kinh tế Môi trường vào ngày 26/7/2023 tại bãi rác An Hiệp, các ô đã chôn lấp rác thải không hề được phủ bạt và khoảng cách từ bãi rác đến khu dân cư chỉ khoảng 100m.
Phóng viên Kinh tế Môi trường tận mắt chứng kiến cảnh ô nhiễm bủa vây tại bãi rác An Hiệp (Bến Tre) - Ảnh 8
Tiếp đó, chiều cao của bãi rác đã vượt quá khá nhiều so với tường bao quanh, phần khung sắt được dựng lên nhưng chưa được gắn lưới bảo vệ khiến rác thải bên trong rất dễ bị phát tán ra xung quanh mỗi khi có gió.
Phóng viên Kinh tế Môi trường tận mắt chứng kiến cảnh ô nhiễm bủa vây tại bãi rác An Hiệp (Bến Tre) - Ảnh 9
Đặc biệt, nước rỉ từ bãi rác bị chảy trực tiếp ra dòng mương bên cạnh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (dòng nước màu đen kịt, mùi hôi thối khó chịu).
Phóng viên Kinh tế Môi trường tận mắt chứng kiến cảnh ô nhiễm bủa vây tại bãi rác An Hiệp (Bến Tre) - Ảnh 10
Đáng chú ý, nước từ dòng mương này (vạch màu đỏ) được chảy thẳng ra sông Hàm Luông. Thêm nữa, bằng mắt thường có thể thấy rõ, những ao nuôi trồng thủy sản của người dân càng gần Bãi rác An Hiệp cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Phóng viên Kinh tế Môi trường tận mắt chứng kiến cảnh ô nhiễm bủa vây tại bãi rác An Hiệp (Bến Tre) - Ảnh 11
Thời điểm phóng viên ghi nhận, bên trong bãi rác An Hiệp có 4 máy múc đang hoạt động liên tục để nạo vét ao chôn lấp và 1 xe ben để vận chuyển đất.
Phóng viên Kinh tế Môi trường tận mắt chứng kiến cảnh ô nhiễm bủa vây tại bãi rác An Hiệp (Bến Tre) - Ảnh 12
Lượng đất được nạo vét được đổ ngay 2 bên đường phía trước bãi rác. Một công nhân làm việc tại Bãi rác An Hiệp cho hay, lượng đất này sẽ dùng để lấp lại khi lượng rác đã đủ tại hố chôn lấp.
Phóng viên Kinh tế Môi trường tận mắt chứng kiến cảnh ô nhiễm bủa vây tại bãi rác An Hiệp (Bến Tre) - Ảnh 13

Về ảnh hưởng của bãi rác đối với người dân, chị Thúy – người dân xã An Hiệp, sống cách bãi rác khoảng 100m chia sẻ: “Vấn đề đưa rác của TP.Bến Tre và huyện Châu Thành về bãi rác An Hiệp thì chúng tôi không được biết, không có thông qua chúng tôi, rồi khi thấy mùi quá chúng tôi mới phát hiện ra. Không khí, nguồn nước khu vực này đều bị ô nhiễm dẫn tới nuôi tôm không được, ruồi muỗi từ đó phát sinh cũng nhiều. Ao tôm của gia đình tôi năm rồi phải bỏ hoang do trên thì rác bay xuống, dưới thì nước rỉ từ bãi rác ngấm vào ao.

Mỗi lần gió từ bãi rác thổi qua thì có đóng cửa kín, bật máy lạnh cũng không có hết mùi được, cách 5km vẫn có mùi. Giờ cho mướn ao tôm gần bãi rác người ta cũng không có mướn. Nguyện vọng của chúng tôi là di dời bãi rác đi nơi khác, chứ bãi rác cứ ở đây thì sức khỏe với đời sống chúng tôi bị ảnh hưởng quá nhiều”.

Phóng viên Kinh tế Môi trường tận mắt chứng kiến cảnh ô nhiễm bủa vây tại bãi rác An Hiệp (Bến Tre) - Ảnh 14
Về việc kiến nghị của người dân, ông Huỳnh Văn Châu (61 tuổi) - người dân xã An Hiệp cho hay: "Khi bãi rác hình thành thì có nói là đổ tạm, khi đó tôi có ý kiến khi đổ phải xây tường, dưới phải trải bạt, không để mùi hôi thối phát tán cho bà con. Nhưng thực tế thì không có làm nhiều, cho đến năm 2011, chúng tôi lại có ý kiến thì lúc đó xã mới làm, nhưng lại xây tường được có nửa bãi. Đến 2023 thì mới xây hoàn chỉnh, trong thời gian đó người dân chúng tôi cũng phải vất vả lắm.
Nhiều thời điểm thấy ô nhiễm quá, chúng tôi có gửi đơn kiến nghị lên trên thì y rằng tối đó là bãi rác cháy. Chúng tôi có hỏi thì họ kêu là nổ bình gas nên mới cháy, mặc dù toàn cháy vào nửa đêm, mỗi lần có đơn gửi là mỗi lần bãi rác cháy cả chục năm nay rồi. Cứ gửi đơn lên là nói bà con an tâm nhưng rồi an tâm như vậy đó.
Bây giờ chúng tôi đề nghị, đầu tiên, làm sao cho mùi hôi thối, ruồi muỗi hết đi. Thứ hai, nước rỉ từ trong bãi rác ra vùng ao nuôi, bà con bị thiệt hại nên phải có giải pháp. Thứ 3, tường rào của bãi rác cần phải xây cao để khỏi rác bay qua khu dân cư. Chúng tôi mong các cấp chính quyền sớm giải quyết để chúng tôi an tâm sinh sống".
Phóng viên Kinh tế Môi trường tận mắt chứng kiến cảnh ô nhiễm bủa vây tại bãi rác An Hiệp (Bến Tre) - Ảnh 15
Phóng viên Kinh tế Môi trường tận mắt chứng kiến cảnh ô nhiễm bủa vây tại bãi rác An Hiệp (Bến Tre) - Ảnh 16
Cũng theo ghi nhận của Phóng viên trên địa bàn huyện Ba Tri, hiện rác thải ùn ứ tại dọc các tuyến đường đang ngày càng trở nên trầm trọng khi số lượng ngày càng nhiều, mùi phân hủy càng khó chịu,...
Phóng viên Kinh tế Môi trường tận mắt chứng kiến cảnh ô nhiễm bủa vây tại bãi rác An Hiệp (Bến Tre) - Ảnh 17
Thông báo của UBND xã An Hiệp có nêu:"Trong thời gian UBND xã tạm ngưng thu gom rác, đề nghị hộ dân tự xử lý rác thải của hộ gia đình đến UBND xã thông báo thu gom rác lại". Có thể thấy, thông báo trên UBND xã An Hiệp không hướng dẫn người dân cụ thể cách xử lý rác và điều này có gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường không khi người dân có thể vứt rác không đúng nơi quy định ra ao, hồ, sông,...?

GÓC NHÌN CHUYÊN GIA:

Nhận định về tình trạng ô nhiễm môi trường tại bãi rác An Hiệp (huyện Ba Tri, Bến Tre),  PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Viện trưởng Viện Chính sách Kinh tế Môi trường cho hay:

Thứ nhất, khi xây dựng bãi rác nói chung, bãi rác An Hiệp nói riêng thì chính quyền địa phương cần xem xét tới vấn đề quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật, nếu xây dựng chưa đúng phải hoàn thiện và sửa cho đúng kỹ thuật.

Thứ hai, việc bãi rác An Hiệp không có biện pháp xử lý nước thải, để nước rỉ rác chảy thẳng ra môi trường (vuông tôm của người dân, ra sông Hàm Luông...) là sai, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Việc để nước rỉ rác phát tán ra môi trường mà làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, kinh tế của người dân thì còn phải thực hiện nghĩa vụ đền bù và buộc phải khắc phục sự cố môi trường. 

Thứ ba, Chính quyền địa phương cần phải lắng nghe ý kiến của người dân, có các biện pháp khắc phục môi trường ngay lập tức để không ảnh hưởng tới người dân sống xung quanh.

Về giải pháp: Đơn vị vận hành bãi rác An Hiệp phải nhanh chóng khắc phục, ngăn chặn không để nước rỉ rác chảy ra sông Hàm Luông, ra đất của người dân sống xung quanh. Có biện pháp xử lý mùi hôi phát tán từ bãi rác.

Sớm hoàn thiện về quy hoạch bãi rác, xây dựng trạm xử lý rác đúng quy chuẩn, xây dựng hệ thống xử lý nước rỉ rác đúng quy chuẩn, xử lý việc phát tán mùi hôi ảnh hưởng đến người dân. Đồng thời phải xây hành lang bảo vệ môi trường xung quanh bãi rác, áp dụng các phương pháp xử lý rác thải thân thiện với môi trường.

Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này trong bài tiếp theo.

Thanh Vũ - Phạm Thạch - Minh Tuấn

Bạn đang đọc bài viết Phóng viên Kinh tế Môi trường tận mắt chứng kiến cảnh ô nhiễm bủa vây tại bãi rác An Hiệp (Bến Tre). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.