Thứ năm, 03/04/2025 10:49 (GMT+7)
Thứ ba, 18/06/2024 06:00 (GMT+7)

Phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Theo dõi KTMT trên

Ngày 12/6, Bộ TNMT đã ban hành kế hoạch thực hiện quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 8/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Lưu vực sông Đồng Nai thuộc địa giới Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đắk Nông và Lâm Đồng; phân chia thành 6 tiểu vùng quy hoạch gồm: thượng lưu sông Đồng Nai, sông Sài Gòn-Thượng Vàm Cỏ, sông Bé, sông La Ngà và các vùng phụ cận ven biển. Đây là lưu vực có vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam - là đầu tàu, cầu nối của các vùng kinh tế - có quy mô và tốc độ phát triển kinh tế-xã hội mạnh nhất cả nước.

Theo số liệu thống kê, lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đã đóng góp khoảng hơn 63% GDP công nghiệp, 41% GDP dịch vụ và 28% GDP nông nghiệp của cả nước.

Ngày 12/6/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định 1585/QĐ-BTNMT thực hiện Kế hoạch số 22/QĐ-TTg ngày 8 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục đích của Kế hoạch nhằm xây dựng lộ trình, kế hoạch triển khai thực hiện đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Đồng Nai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 22/QĐ-TTg và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tài nguyên nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 161/QĐ-TNN ngày 06 tháng 02 năm 2024; Lập danh mục các nhiệm vụ, đề án, dự án ưu tiên thực hiện và kế hoạch triển khai thực hiện; Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp và huy động nguồn lực gắn với trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bộ trong việc triển khai thực hiện quy hoạch, phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của Quy hoạch; và đảm bảo sự phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc Bộ, địa phương thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả Quy hoạch.

Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật về tài nguyên nước đã ban hành; tổng hợp, đánh giá việc thực thi các văn bản hướng dẫn thi hành Luật trên lưu vực sông Đồng Nai đảm bảo kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống, khắc phục tác hại do nước gây ra cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương trên lưu vực.

Phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 - Ảnh 1
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Điều hòa, phân phối, phát triển, bảo vệ tài nguyên nước, bao gồm các nhóm nội dung sau: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin, mô hình số để kết nối thông tin, dữ liệu, thực hiện giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước; Xây dựng phương án điều hòa, phân phối nguồn nước; Xây dựng, công bố kịch bản nguồn nước hằng năm trên lưu vực sông Đồng Nai; Bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống suy thoái, cạn kiệt ô nhiễm nguồn nước, tác hại do nước gây ra và phòng chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông.

Trong đó, có việc xây dựng hoàn thiện hệ thống thông tin, mô hình số để kết nối thông tin, dữ liệu, thực hiện giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Tập trung vào Xây dựng, vận hành hệ thống thông tin, mô hình toán để hỗ trợ ra quyết định điều hòa, phân bổ nguồn nước theo thời gian thực trên lưu vực sông Đồng Nai (theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tài nguyên nước), đảm bảo kết nối với các thông tin dữ liệu quan trắc, giám sát có liên quan của lưu vực sông; Đôn đốc các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước cập nhật thông tin, số liệu khai thác vào hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ kiểm soát các hoạt động khai thác, sử dụng nước trên lưu vực sông Đồng Nai; Nâng cấp, xây dựng hệ thống quan trắc tự động liên tục để phục vụ kiểm soát chất lượng nước mặt và các hoạt động xả nước thải vào nguồn nước trên lưu vực sông Đồng Nai;

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và duy trì hệ thống quan trắc khí tượng, thủy văn, tài nguyên nước trên lưu vực sông Đồng Nai; nâng cao chất lượng cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn, tài nguyên nước.

Về xây dựng phương án điều hòa, phân phối nguồn nước, bao gồm: Xây dựng, công bố kịch bản nguồn nước hằng năm trên lưu vực sông Đồng Nai;Rà soát, điều chỉnh Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai hướng tới vận hành theo thời gian thực; Phối hợp các Bộ, ngành, địa phương trên lưu vực xây dựng phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông Đồng Nai khi kịch bản nguồn nước được công bố có dự báo, cảnh bảo sẽ xuất hiện trạng thái thiếu nước hoặc thiếu nước nghiêm trọng;...

Về bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống suy thoái, cạn kiệt ô nhiễm nguồn nước, tác hại do nước gây ra và phòng chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông, gồm các nội dung: Tổ chức đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước liên quốc gia, liên tỉnh, ưu tiên các sông chảy qua khu đô thị, khu dân cư tập trung trên lưu vực sông Đồng Nai;  Kiểm soát các hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước đảm bảo phù hợp chức năng nguồn nước, mục tiêu chất lượng nước, dòng chảy tối thiểu và không vượt quá trữ lượng có thể khai thác trên lưu vực sông Đồng Nai; Tổ chức thực hiện đo đạc, quan trắc dòng chảy, chất lượng nước trên các sông liên tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai; Tổ chức điều tra, đánh giá, quan trắc, giám sát diễn biến dòng chảy, bồi lắng, sạt, lở lòng, bờ, bãi sông trên các sông liên tỉnh. Đo đạc, cập nhật các mặt cắt ngang, dọc sông, nghiên cứu sự biến đổi lòng dẫn, quy luật tự nhiên tác động đến sự ổn định của lòng, bờ, bãi sông. Ưu tiên thực hiện đối với các sông, suối, đoạn sông, suối có hiện tượng mất ổn định lòng, bờ, bãi sông, suối, có sự biến đổi lớn về diễn biến lòng dẫn mà ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, đến phát triển kinh tế, xã hội; các đoạn sông, suối bị ảnh hưởng bởi các hoạt động khai thác cát, sỏi, khoáng sản khác ở lòng sông, suối; các đoạn sông, suối bị tác động bởi việc vận hành hồ chứa;...

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại, thông minh để phục vụ quan trắc, dự báo, cảnh báo, giám sát, sử dụng nước tuần hoàn, tiết kiệm và tái sử dụng nước, quản lý, bảo vệ nguồn nước, phát triển nguồn nước, liên kết nguồn nước; Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc trao đổi, cung cấp thông tin, nghiên cứu chuyển giao khoa học về nguồn nước, công nghệ sử dụng nước tuần hoàn, tiết kiệm, tái sử dụng nước; Đồng thời nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, tổ chức xây dựng, vận hành mạng quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng, đầu tư đồng bộ các giải pháp hạ tầng kỹ thuật đảm bảo đáp ứng các yêu cầu vận hành liên hồ chứa nhằm điều tiết, vận hành hồ chứa theo thời gian thực, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước.

Hà My

Bạn đang đọc bài viết Phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

TP Hồ Chí Minh lập chuyên đề kiểm kê đất sân golf
Trong đợt kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024, TP Hồ Chí Minh sẽ triển khai chuyên đề riêng về đất sân golf có nguồn gốc đất sân bay, khu vực sạt lở, bồi đắp và đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường...
Nhiều điểm mới trong quy định kinh doanh xăng dầu
Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 18/2025/TT-BCT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định tại các Thông tư quy định về kinh doanh xăng dầu để phù hợp với thực tiễn quản lý và hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam.

Tin mới

Lợi nhuận của FE CREDIT trở lại đường đua tăng trưởng
Năm 2024 đã kiểm toán, FE CREDIT đạt lợi nhuận trước thuế gần 515 tỷ đồng, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ sau giai đoạn tái cơ cấu. Năm 2025, công ty tài chính tiêu dùng với thị phần lớn nhất Việt Nam xác định mục tiêu duy trì đà tăng trưởng và phát triển..
Vì sao vé xem DIFF luôn “hot” qua nhiều mùa?
Chỉ còn hai tháng nữa là Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ chính thức khai mạc. Rất nhiều du khách đã háo hức săn vé DIFF ngay từ lúc này để thưởng thức “đại tiệc ánh sáng” của thành phố bên sông Hàn.
Thay đổi công suất sản xuất và bổ sung sản phẩm: Dự án có phải xin cấp lại giấy phép môi trường?
Tình huống pháp lý của một công ty hoạt động sản xuất vật tư y tế đã được cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, nay có kế hoạch nhằm bổ sung thêm một mã sản phẩm mới, tăng công suất sản xuất lên 21% so với trước đây.