Thứ năm, 03/04/2025 05:00 (GMT+7)
Thứ tư, 07/10/2020 10:45 (GMT+7)

Pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều bất cập

Theo dõi KTMT trên

Mặc dù có tác động rõ rệt trong vấn đề bảo vệ môi trường nhưng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường tại Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập, thiếu chế tài xử lý.

Sau gần 6 năm triển khai thực hiện, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 bên cạnh những ưu điểm mang lại, đóng góp to lớn thúc đẩy sự phát triển bền vững ở Việt Nam, kiềm chế việc gia tăng ô nhiễm môi trường, là công cụ pháp lý hữu hiệu góp phần bảo vệ môi trường (BVMT) hiệu quả hơn. Tuy nhiên cho đến nay, Luật này cũng đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế cần phải sửa đổi, bổ sung để bảo đảm phù hợp với thực tế, tháo gỡ khó khăn cho bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và các đối tượng liên quan và phù hợp hơn với xu thế phát triển của đất nước.

Cụ thể, một số bất cập thể hiện rõ nhất trong các quy định về cơ chế, chính sách BVMT chưa phù hợp và đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường. Các quy định của Luật chưa tạo ra hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi để khuyến khích sản xuất, tiêu thụ bền vững, phát triển dịch vụ môi trường, sản phẩm, hàng hoá thân thiện với môi trường, khuyến khích xã hội hóa trong một số hoạt động BVMT.

Pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều bất cập - Ảnh 1
Ảnh minh họa. (Ảnh minh họa: Internet)

Các thủ tục hành chính về môi trường còn có sự phân tán, thiếu liên thông, tích hợp dẫn đến việc cùng một dự án, chủ đầu tư phải thực hiện các thủ tục hành chính mang tính cho phép về môi trường của nhiều bên, nhiều cơ quan nhà nước.

Một số vấn đề mới phát sinh về BVMT chưa có hành lang pháp lý để điều chỉnh như: cơ chế, các tiêu chí sàng lọc, phân loại, phân luồng các dự án đầu tư theo mức độ rủi ro về môi trường; cơ chế kiểm soát đặc thù đối với các đối tượng có nguy cơ cao gây ô nhiễm, sự cố môi trường…

Nội dung, trách nhiệm, phân công, phân cấp quản lý nhà nước về BVMT chưa hợp lý, vẫn còn thiếu thống nhất, chồng chéo, mâu thuẫn, chưa đi đôi với tăng cường năng lực, phân định rõ trách nhiệm (một việc vẫn giao cho nhiều cơ quan chủ trì) nhất là đối với việc quản lý rác thải đô thị, nông thôn, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Các quy định của pháp luật mới chỉ chú trọng trách nhiệm từ phía Nhà nước, thiếu cơ chế phù hợp để phát huy hiệu quả sự tham gia của toàn xã hội, từng doanh nghiệp và người dân trong công tác BVMT.

Các nội dung BVMT được quy định trong nhiều luật khác nhau (như Luật đầu tư, Luật đầu tư công, Luật xây dựng, Luật tài nguyên nước, Luật khoáng sản, Luật quy hoạch, Luật thủy lợi,…). Tuy nhiên, giữa các luật này nhiều điểm còn có sự giao thoa, chưa thống nhất, còn một số khoảng trống chưa được quy định đã ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý nhà nước về BVMT.

Một số điều, khoản của Luật chỉ quy định về nguyên tắc nhưng không giao cơ quan nào quy định chi tiết thi hành dẫn đến thiếu tính khả thi, không được triển khai trên thực tiễn; công tác tổ chức triển khai thực hiện vẫn chưa hiệu quả,…

Bên cạnh đó, công tác quản lý, thực thi pháp luật về BVMT vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều nơi vẫn buông lỏng quan lý dẫn đến các vụ việc vi phạm, xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường nhưng chưa được kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh trong thực tiễn.

Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về BVMT, cũng như có những giải pháp nâng cao hơn nữa năng lực và trách nhiệm quản lý Nhà nước về BVMT, để các quy định pháp luật về BVMT có thể được thực thi hiệu quả trong thực tiễn.

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS

Bạn đang đọc bài viết Pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều bất cập. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Phát hiện 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn
Trong khuôn khổ Đề án Tây Bắc, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố kết quả điều tra cho biết, đã phát hiện 110 mỏ khoáng sản quan trọng trên địa bàn, trong đó có 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn cùng nhiều mỏ khoáng sản quý khác.

Tin mới

Thay đổi công suất sản xuất và bổ sung sản phẩm: Dự án có phải xin cấp lại giấy phép môi trường?
Tình huống pháp lý của một công ty hoạt động sản xuất vật tư y tế đã được cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, nay có kế hoạch nhằm bổ sung thêm một mã sản phẩm mới, tăng công suất sản xuất lên 21% so với trước đây.
Vingroup tổ chức "Ngày hội Xanh 2025" tại Ocean City
Vingroup sẽ tổ chức Ngày hội Xanh thường niên 2025 tại Ocean City vào ngày 13/4/2025 với chủ đề “Kỷ nguyên Xanh - Kỷ nguyên vươn mình”, nhằm hưởng ứng Ngày Trái Đất và hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam...