Thứ bảy, 23/11/2024 10:00 (GMT+7)
Thứ ba, 29/12/2020 11:57 (GMT+7)

Ô nhiễm bao trùm những dòng sông Đông Nam Á

Theo dõi KTMT trên

Quá trình phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng đã khiến nhiều con sông trong khu vực bị ô nhiễm nặng với chất thải sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp, khiến chỉ số chất lượng nước (WQI) lên trên ngưỡng không an toàn.

Những dòng sông đang dần "chết"

Con sông nổi tiếng nhất ở Đông Nam Á là sông Mê Kông, trải dài qua năm quốc gia trong khu vực. Đây cũng là con sông dài thứ 12 trên thế giới, là nguồn nước chính cho nhu cầu sinh hoạt, cá và nông nghiệp cho hàng triệu người. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng, lượng rác thải đổ ra sông ngày càng lớn đã khiến sông Mê Kông ô nhiễm nặng và trở thành một trong những con sông ô nhiễm nhất trong khu vực.

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, từng kêu gọi chính phủ, doanh nghiệp và người dân các nước thuộc vùng Mê Kông hãy hành động thiết thực. Đó là nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần; sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường; thu gom, xử lý rác thải nhựa; cùng tạo ra một Việt Nam xanh hơn, sạch hơn.

Sông Marilao (Philippines) nằm trong hệ thống các sông gần vùng ngoại ô tỉnh Bulacan ở Philippines, sông Marilao đang bị ô nhiễm nặng nề với đủ thứ rác thải sinh hoạt hàng ngày. Đây còn là nơi lưu thông hàng hóa cho các khu vực thuộc da, tinh chế kim loại, đúc chì. Chính vì vậy, nguồn nước của sông Marilao chứa rất nhiều hóa chất gây độc hại cho sức khỏe con người như đồng, thạch tín.

Theo một Báo cáo tóm tắt của Viện nghiên cứu nâng cao về chính sách bền vững, mức độ ô nhiễm ở các con sông của Metro Manila trầm trọng đến nỗi chúng có thể được coi là cống thoát nước. Nguyên nhân chính là chất thải dân cư không được xử lý chảy trực tiếp vào các mạch nước. Theo thống kê chính thức, chỉ có 20-30% hộ gia đình của thành phố được kết nối với hệ thống thoát nước. 70% hộ gia đình còn lại có bể tự hoại, trong nhiều trường hợp rò rỉ chất thải của con người vào tầng ngậm nước ngầm.

Ô nhiễm bao trùm những dòng sông Đông Nam Á - Ảnh 1
Sự phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng, lượng nước thải đổ ra sông ngày càng lớn.

Một con sông khác trong khu vực là Citarum chảy qua tỉnh Tây Java của Indonesia. Sông Citarum là một nguồn tài nguyên quan trọng hỗ trợ cho nông nghiệp, cấp nước, công nghiệp, thủy sản và sản xuất điện.

Tuy nhiên, hiện tại nó chứa đầy hàng tấn chất thải sinh hoạt, công nghiệp và mức thủy ngân trong con sông này cao gấp 100 lần so với những con sông bình thường. Ngoài ra, còn có ba đập nhà máy thủy điện dọc theo sông nhưng với vấn đề ô nhiễm trầm trọng hơn, các nhà máy này sẽ không thể hoạt động. Do đó, khiến các cộng đồng xung quanh sống mà không có điện.

Các con sông khác trong khu vực cũng đang đối mặt với ô nhiễm bao gồm: sông Irrawady ở Myanmar, Chao Phraya ở Thái Lan và Kinabatangan ở Malaysia.

Cần thay đổi để "hồi sinh"

Trước thực trạng đó, một số chính phủ ở Đông Nam Á đã xem xét vấn đề một cách nghiêm túc. Ví dụ, ý định của chính phủ Malaysia là biến các dòng sông của thủ đô liên bang thành một điểm trọng tâm vào năm 2020 đang được thực hiện với các công việc làm sạch theo dự án River of Life (ROL) đang được tiến hành. Dự án làm sạch sông trong suốt quãng đường dài 110 km hiện đã hoàn thành 86% và sẽ sớm đủ an toàn cho mục đích giải trí.

Công việc làm sạch bao gồm nhiều giai đoạn, như lắp đặt bẫy rác và nâng cấp các ao hứng lũ, nhà máy xử lý nước thải cũng như hệ thống thoát nước.

Chuyên gia cho rằng, để giải quyết vấn đề này và thúc đẩy cách tiếp cận hiệu quả cho phát triển đô thị bền vững trong khu vực, các nhà hoạch định chính sách cần phối hợp với khu vực tư nhân và các nhà tài trợ quốc tế áp dụng cách tiếp cận tổng hợp để bảo vệ các vùng nước ở đô thị, bao gồm phát triển các khung pháp lý liên quan và cơ chế thực thi.

Đồng thời, cũng cần bắt đầu các nghiên cứu toàn diện về định giá các lợi ích liên quan đến nguồn nước. Giá trị tiền tệ của việc cải thiện chất lượng nước là một biến số hữu ích trong phân tích lợi ích chi phí của các chính sách liên quan đến chất lượng nước trong cả khu vực công cộng và tư nhân.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, nhận thức cộng đồng phải được thúc đẩy thông qua các chiến dịch tuyên truyền và giáo dục, cũng như các chương trình tiếp cận cộng đồng.

2,2 tỉ người đang sống thiếu nước sạch trên khắp thế giới

Theo WHO, bệnh truyền nhiễm do tình trạng thiếu nước và môi trường sống mất vệ sinh khiến 01 trẻ sơ sinh tử vong mỗi phút. Điều tệ hại là nguồn nước sạch trên thế giới đang dần cạn kiệt.

- Thực tế là gần 70% bề mặt trái đất bao phủ bởi nước, nhưng chỉ có 2,5% lượng nước đó là nước tinh khiết phù hợp cho tiêu dùng. Chính vì vậy, nước là tài nguyên quan trọng chúng ta cần gìn giữ hàng đầu.

- Với khoảng 2 tỉ tấn rác thải vào nguồn nước mỗi ngày, con người còn phải đối mặt với thách thức ô nhiễm nguồn nước ở khắp nơi trên thế giới.

- Báo cáo của Liên hiệp quốc cho biết hiện có tới 2,2 tỉ người đang sống thiếu nước sạch, trong khi những người không được tiếp cận với các điều kiện vệ sinh cơ bản lên tới 4,2 tỉ người.

- Dự báo đến trước năm 2030, có khoảng 60 quốc gia lâm vào tình trạng thiếu nước trầm trọng. Hàng năm; 3,6 triệu người chết vì các căn bệnh do nước ô nhiễm gây ra.

Ngân hàng thế giới cho rằng, trong tương lai không xa, nước sạch có thể là yếu tố gây mất ổn định chính trị, xung đột vũ trang hay giảm tăng trưởng kinh tế, nghèo đói, bệnh tật.

Minh Phương

Bạn đang đọc bài viết Ô nhiễm bao trùm những dòng sông Đông Nam Á. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới