Thứ hai, 25/11/2024 14:08 (GMT+7)
Thứ hai, 23/10/2023 06:47 (GMT+7)

Nỗi nguy hại đáng sợ từ “ô nhiễm trắng” tại Việt Nam

Theo dõi KTMT trên

Rẻ và tiện lợi là ưu điểm nổi bật của túi nilon, nhưng cũng chính vì thế mà thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đứng trước “vực thẳm”. Lạm dụng túi nilon đã để lại hậu quả khôn lường cho chính chúng ta và thế hệ mai sau.

Những con số biết nói  

Túi nilon đã trở thành vật dụng khó có thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Nó gắn với thói quen cố hữu của không ít người dân. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi, từ cửa hàng nhỏ lẻ đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn.

Cứ một phút trôi qua thì chúng ta tiêu thụ khoảng 1 triệu chai nhựa và 5000 tỷ túi nilon. Mỗi năm thế giới thải ra ngoài môi trường khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, 13 triệu tấn trong đó đã bị đổ ra biển. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, mỗi năm trên thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, trong số đó có khoảng 13 triệu tấn bị đổ ra biển. 

Nỗi nguy hại đáng sợ từ “ô nhiễm trắng” tại Việt Nam - Ảnh 1
Vì sự tiện lợi mà chính chúng ta đang làm hại đến "mẹ thiên nhiên". 

Cứ một phút ta tiêu thụ khoảng 1 triệu chai nhựa và 5000 tỷ túi nilon. Một con số khiến ta phải “hoảng hốt”. Bởi lẽ trong số rác được thải ra thì chỉ có 9% được tái chế, 12 % bị đốt và 79% bị vứt ra ngoài môi trường. Dự báo năm 2050 sẽ có hơn 13 tỷ tấn rác thải nhựa được chôn lấp hoặc xả thẳng ra đại dương.  

Việt Nam là một trong 5 quốc gia hàng đầu phải chịu trách nhiệm cho khoảng 13 triệu tấn rác nhựa được thải ra đại dương mỗi năm – đây là nhận định của ông Albert T. Lieberg, trưởng đại diện Tổ chức Liên Hiệp Quốc (FAO) ở Việt Nam. Ước tính riêng Việt Nam lượng rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm khoảng 0,28 – 0,73 triệu tấn/năm (chiếm gần 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới). Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa, với con số "khổng lồ" 1,8 triệu tấn chất thải nhựa được tạo ra ở Việt Nam/năm và lượng nhựa tiêu thụ này còn tăng.

Theo báo cáo hiện trạng chất thải nhựa năm 2022, tổng khối lượng chất thải nhựa phát sinh là 2,9 triệu tấn (gồm 1,6 triệu tấn ở đô thị, 1,3 triệu tấn ở nông thôn) và có tốc độ gia tăng khoảng 5%/năm. Tổng lượng rác thải nhựa được thu gom là 2,4 triệu tấn (1,55 triệu tấn ở đô thị, 0,85 triệu tấn ở nông thôn). Tuy nhiên, chỉ có 0,9 triệu tấn rác thải nhựa được phân loại cho tái chế và 0,77 triệu tấn rác được tái chế. Tổng thất thoát chất thải nhựa vào môi trường là 0,42 triệu tấn.

Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi hộ gia đình Việt Nam thường sử dụng 5 - 7 túi nilon/một ngày bao gồm cả túi to, túi nhỏ và những túi siêu nhỏ... Như vậy hàng triệu túi nilon được sử dụng và thải ra môi trường hàng ngày. Chỉ riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, trung bình một ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon. 

Mỗi ngày Hà Nội thải ra từ 4.000 đến 5.000 tấn rác, trong đó rác thải nilon chiếm đến 7-8%. Đáng chú ý là lượng túi nilon này tăng theo từng năm. Đây chính là một “gánh nặng” cho môi trường, thậm chí, còn dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là “ô nhiễm trắng”.

Một điều đáng lưu ý là việc phân loại, thu hồi và xử lý rác thải tại Việt Nam còn rất hạn chế. Lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam, chiếm khoảng 8-12% chất thải rắn sinh hoạt. Nhưng 10% số lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn ra ngoài môi trường. Lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ ở Việt Nam xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm. Đây là một "gánh nặng" cho môi trường, thậm chí có thể dẫn đến thảm họa "ô nhiễm trắng" mà các chuyên gia đã gọi.

Hiện nay, với những các sản phẩm như cốc, dĩa, thìa, hộp xốp, túi ni lông... không khó để bắt gặp ở quán nước, quán cơm bình dân hoặc có thể tự mua trong các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, chợ với giá rất rẻ. Hàng chục nghìn hộp nhựa sử dụng một lần đựng đồ ăn, thức uống được tiêu thụ mỗi ngày đồng nghĩa với lượng nhựa khó phân hủy bị vứt ra ngoài môi trường.

“Kẻ thù" môi trường

Những con số không chỉ mang ý nghĩa thống kê từ năm này qua năm khác, mà nó còn là tiếng chuông cảnh báo khi môi trường sống, mẹ thiên nhiên đang “kêu gào" bởi bị rác thải nhựa bao vây. Với tính chất khó phân hủy, rác thải nhựa đang là “kẻ thù" không đội trời chung với  

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, tác hại nguy hiểm nhất của túi nilon tới môi trường chính là tính chất rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên. Chiếc túi nilon nhỏ bé và mỏng manh như vậy nhưng lại có quá trình phân hủy có thể kéo dài từ 500 đến 1.000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời. 

Các nhà khoa học cũng cho biết, trong một số loại túi nilon có chứa lưu huỳnh (S), dầu hỏa, khi bị đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành a-xít sun-phu-rích và sau đó dễ gây ra mưa axít. Tệ hơn, khi túi nilon làm bằng nhựa PVC, có chứa Clo, khi cháy tạo ra chất đi-ô-xin vô cùng độc hại, gây ung thư đối với con người. Túi nilon đựng đồ ăn nóng sẽ sinh ra nhiều chất độc hại cho cơ thể. Những túi nilon tái chế chứa các kim loại nặng như chì, cadimi, sẽ gây hại cho sức khỏe con người.

Nếu túi nilon bị vứt xuống ao, hồ, sông ngòi sẽ làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây ứ đọng nước thải và ngập úng dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh. Thực tế nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn lấp sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước, còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch,…

Nỗi nguy hại đáng sợ từ “ô nhiễm trắng” tại Việt Nam - Ảnh 2
Ô nhiễm trắng có thể cản trở sự phát triển bền vững của Việt Nam. 

Chẳng cần phải nhìn lên sách vở, ngay ngoài kia ta đã có thể thấy rõ những hậu quả khôn lường từ thói quen tiêu dùng “độc hại”. Báo cáo của WB cho thấy, mức độ ô nhiễm bờ sông tại 24 vị trí bờ sông được khảo sát, tổng số thu gom được 2.707 mảnh chất thải rắn, trung bình 22,5 mảnh/đơn vị. Chất thải nhựa chiếm 79,7% về số lượng và 57,2% về trọng lượng. 

Mức độ ô nhiễm bờ biển cho thấy rác thải nhựa chiếm 95,4% tổng lượng chất thải rắn, trung bình 81 mảnh trên mỗi mét bờ biển. Các cuộc khảo sát quan trắc sông với camera gắn trên cầu để chụp ảnh trong những khoảng thời gian xác định cho kết quả về rác nhựa trôi nổi. Ví dụ, khảo sát tại cầu Suối Cát (Cầu Lao Chải) ở Sa Pa đã xác định được số lượng lớn (360) các vật thể trôi nổi vào ngày khảo sát và có sự vận chuyển đáng kể với ước tính có hơn 10 loại rác thải nhựa di chuyển trong vòng nửa giờ trong một khoảng thời gian dài của ngày khảo sát.

 GS.TS-NGND Đặng Thị Kim Chi, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ (KH&CN) môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội từng chia sẻ nếu lạm dụng quá mức nhưng thu gom, tái chế, tái sử dụng không tương thích sẽ xuất hiện một loại chất thải nhựa tràn lan trong môi trường, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường do nhựa, giới khoa học gọi là “ô nhiễm trắng” mà Việt Nam khó tránh khỏi nếu không có biện pháp lâu dài. 

Bên cạnh đó nhựa được sử dụng nhiều, nhưng phần lớn chỉ dùng một lần rồi thải bỏ, nhất là các sản phẩm nhựa dùng trong sinh hoạt nên lượng rác thải từ nhựa cũng tăng lên không ngừng. Trong khi đó, tỉ lệ thu gom, xử lý chất thải ở nước ta còn rất thấp. Nhận thức của người dân trong thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt, đặc biệt là chất thải nhựa còn nhiều hạn chế, thói quen sử dụng túi ni lông còn phổ biến do giá rẻ, thuận tiện.

Ở Việt Nam, ta có thể thấy rác thải nhựa ở khắp mọi nơi, từ trong nhà ra ngoài phố. Có thể ở hiện tại ta chưa thấy hậu quả rõ ràng từ việc sử dụng túi nilon, hộp nữa khi mua sắm nhưng chỉ cần 5 năm, 10 năm nữa, 20 năm nữa khi sức chịu đựng của môi trường đến giới hạn, con người sẽ nhận về hết những gì mình đã từng “vứt đi”. 

Trước hết, ta có thể rác thải nhựa đã tàn phá hệ sinh thái và động vật biển như thế nào. Có gần 300 loài sinh vật biển bị vướng hay ăn phải các mảnh rác thải nhựa trên biển, gây phá hủy tế bào, tác động xấu tới hệ tiêu hóa… hoặc làm tắc khí quản gây ngạt thở. Theo thống kê, bình quân trong mỗi con cá chứa khoảng 2,1 mảnh vi nhựa. Đây chính là nguyên nhân gây tử vong cho nhiều loài động vật. 

Vì vậy, nếu không có những giải pháp kịp thời thì rác thải nhựa sẽ tác động nghiêm trọng tới môi trường cũng như làm tổn hại tới sức khỏe con người. Những thói quen mua sắm tưởng chừng rất tiện lợi lại đang là “nguồn cơn” của nhiều thảm kịch trong tương lai. 

Phạm Thu

Bạn đang đọc bài viết Nỗi nguy hại đáng sợ từ “ô nhiễm trắng” tại Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới