Những điều cần biết về thủy kích để vượt qua mùa mưa lũ “nhẹ nhàng”
Hiện tượng thủy kích là “kẻ thù” số 1 của ô tô mỗi mùa mưa lũ tới, nó có thể gây thiệt hại từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng. Để hạn chế những rủi ro, việc tìm hiểu và nắm vững lưu ý khi di chuyển ô tô qua vùng ngập là rất cần thiết.
Nỗi ám ảnh “thủy kích” mỗi mùa mưa lũ
Thủy kích là hiện tượng xảy ra thường xuyên với ô tô và xe máy khi đi qua vùng ngập sâu. Nước tràn vào đường hút gió của máy khiến cho xe chết máy đột ngột. Trường hợp này nếu tiếp tục lái, nước càng bị hút sâu vào động cơ, dẫn đến hỏng máy.
Trong trường hợp tiếp tục khởi động lại động cơ, hệ thống gió có thể hoạt động trở lại nhưng thứ được hút vào động cơ không còn tạo thành hỗn hợp nhiên liệu là xăng và gió nữa mà là xăng và nước.
Thủy kích tác động đến hầu hết các hệ thống điện của xe ô tô như còi, đèn, hệ thống âm thanh giải trí. Không những thế khi nước mưa tràn vào, hiện tượng chập cháy, đoản mạch, gỉ sét các mấu nối. Hệ thống khung gầm, thân vỏ của xe khi gặp nước có độ muối cao như nước mua thì cũng bị ăn mòn, gỉ sét. Những chi tiết nội thất như ghế ngồi, miếng lót sàn khả năng cao bị ngấm nước, gây nấm mốc và ảnh hưởng tới thẩm mỹ xe.
Đáng chú ý nhất, “đầu não” của ô tô là động cơ có thể bị hư hỏng do thủy kích. Nước không chịu được lực nén hỗn hợp khí nên tạo ra phản lực làm biến dạng bộ phận tay biên. Khi tay biên bị uốn cong sẽ bị gãy, đâm thủng thành động cơ và phá hủy hệ thống máy móc.
Nước vào động cơ còn làm cho piston không di chuyển được mà phải trực tiếp chịu lực đẩy của trục cam. Cần các -te bị cong cũng như ô đỡ trục khuỷu hư hỏng. Chính vì thế mà chi phí sửa chữa xe bị thủy kích thường khác cao, vì với một số trường hợp phải thay mới cả động cơ. Bên cạnh đó những chiếc xe ô tô bị thủy kích thường có giá trị chuyển nhượng không cao, khiến chủ xe thất thoát một số tiền lớn.
Lời khuyên khi đi qua vùng ngập nước
Không ai muốn gặp thủy kích cả, chính vì thế bổ sung một số kỹ năng và lắng nghe lời khuyên để lái xe an toàn qua mùa mưa lũ sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Điều đầu tiên cần quan tâm để hạn chế thủy kích là lựa chọn các tuyến đường không ngập hoặc ít ngập nước, thậm chí có phải đi xa một chút. Mực nước an toàn để xe ô tô có thể đi qua là dưới 25cm.
Quan sát người đi phía trước để áng chừng mực nước và lựa chọn phần đường phù hợp. Hiểu rõ về kết cấu xe cũng giúp bạn phán đoán nhanh chóng tình hình và đưa ra hướng đi phù hợp nhất. Đặc biệt là trang bị kỹ năng đi xe mùa lũ như không tăng tốc đột ngột bởi khi tăng ga, hạn chế lấy gió qua hệ thống nạp khí, không đi quá nhanh và gần các phương tiện 2 bánh,....
Trong trường hợp thấy xe bị thủy kịch không nên cố gắng chạy hoặc khởi động tiếp. Bạn cần tắt khóa điện và gọi cứu hộ ngay lập tức. Điều này có thể ngăn nước mưa tràn vào xe thêm.
Phòng bị bằng cách mua bảo hiểm
Để giảm thiểu chi phí sửa chữa xe bị ngập nước, đa số chủ xe sẽ lựa chọn mua bảo hiểm ô tô, bao gồm cả bảo hiểm thủy kích. Cụ thể bảo hiểm thủy kích là 1 trong 5 gói bảo hiểm thân vỏ ô tô giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa.
Ngoài ra chủ xe còn được bồi thường những thiệt hại vật chất xảy ra trong một số tai nạn bất ngờ như mất cắp, cướp, va chạm, lật đổ,... Hiện nay trên thị trường có nhiều đơn vị cung cấp, bạn có thể lựa chọn tùy vào nhu cầu và kinh phí của bản thân. Mức phí tùy thuộc và mỗi nhà cung cấp, thường dao động từ 0,3 - 0,5 % giá trị của xe.
Sáng 28/9, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa, mưa vừa, cục bộ có mưa to đến rất to và dông. Do ảnh hưởng của mưa dông khiến nhiều tuyến đường phố chìm sâu trong nước, gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của người dân khi trận mưa diễn ra vào đầu giờ sáng, khi cả học sinh và người lao động cùng đổ ra đường đi làm, khiến giao thông rối loạn.
Nhiều tuyến đường dẫn từ các quận ngoại thành đi trung tâm như Nghiêm Xuân Yên, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi, hướng đi trung tâm thành phố rơi vào tình trạng kẹt cứng, phương tiện không thể di chuyển, đứng im hàng giờ dưới mưa.
Phạm Huyền