Thứ tư, 17/04/2024 05:03 (GMT+7)
Thứ hai, 10/04/2023 10:55 (GMT+7)

Những điều cần biết về ChatGPT

Theo dõi KTMT trên

ChatGPT là một công cụ tương tác với người dùng (chatbot) được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) do công ty công nghệ OpenAI phát triển hiện đang gây sốt toàn cầu.

Tạo nên cơn sốt toàn cầu

ChatGPT với tên đầu đủ Chat Generative Pre-training Transformer là một công cụ tương tác với người dùng (chatbot) được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) do công ty công nghệ OpenAI phát triển. Hiểu một cách cơ bản, ChatGPT được xây dựng để thực hiện trò chuyện với con người tương tự như người thật. Nội dung có thể bao hàm nhiều chủ đến như: cuộc sống, khoa học, lịch sử,… 

Theo thống kê, hiện tại ChatGPT đang có hơn 10 triệu người dùng tính từ thời điểm ra mắt là cuối tháng 11/2022. Đây là một con số cực kỳ ấn tượng nếu biết một trong những mạng xã hội hàng đầu thế giới hiện nay là Instagram phải mất 1 năm để đạt tới lượng người dùng trên. Còn Facebook phải mất tới gần 2 năm.

Nguyên nhân chính khiến ChatGPT tạo thành cơn sốt trên toàn cầu do nó được đánh giá là rất thông minh, vượt trội mội chatbot từng được đưa ra sử dụng phổ biến từ trước tới nay. Không chỉ có thể thực hiện các cuộc trò chuyện với con người dưới dạng hỏi đáp thông thường, ChatGPT còn có thể thực hiện nhiều nội dung phức tạp hơn. Có thể kể đến như: viết thơ, biên tập một bài báo, làm luận văn hoặc thậm chí là lập trình cho máy tính …

Đáng chú ý, ChatGPT còn có khả năng tự học hỏi. Điều này có nghĩa nếu người dùng phản hồi rằng nội dung ChatGPT trả lời là sai thì nó tự sửa chữa những lỗ hổng này để đưa ra câu trả lời đúng cho các lần giao tiếp tới. Bên cạnh đó, với kho dữ liệu lên tới 750GB, tập hợp từ hàng loạt bài viết trên internet, báo chí, sách online cho đến tài liệu học thuật được nghiên cứu có chiều sâu và liên tục được bổ xung khiến “kiến thức” của ChatGPT ngày càng được tăng cường theo cấp số nhân.

Những điều cần biết về ChatGPT - Ảnh 1
Những điều đặc biệt của ChatGPT. (Ảnh minh họa)

ChatGPT liệu có thay thế được con người?

Ngay từ khi ra đời, ChatGPT đã làm dấy lên nhiều tranh luận về khả năng của chatbot này. Trong đó, có 2 luồng ý kiến đáng lưu ý. Thứ nhất, ChatGPT sẽ ngày càng thông minh và thay thế con người trong các lĩnh vực như lập trình, báo chí, tài chính… Luồng ý kiến thứ hai lại cho rằng, điều này khó xảy ra và ChatGPT không thể thay thế hoàn toàn được con người.

Theo nhiều chuyên gia về AI trên thế giới, điểm khác biệt lớn nhất giữa con người và ChatGPT là nằm ở khả năng tư duy và sáng tạo. Mọi câu trả lời của ChatGPT với người dùng chỉ được gói gọn trong số dữ liệu được nó nạp vào, do đó sự “hiểu biết” của chatbot này là có giới hạn. Không những vậy, tương tự với nhiều chatbot khác, ChatGPT cũng không thể phân biệt được tính chính xác của thông tin mà nó đưa ra mà đơn thuần là chỉ trả lời trên dữ liệu có sẵn.

Viện trưởng CMC CIST Đặng Minh Tuấn đánh giá, chatbot này không phải quá thông minh và đặc biệt nó không có khả năng sáng tạo. Bản chất ChatGPT không phải là một cơ sở dữ liệu tri thức và không có khả năng suy diễn. Đơn thuần ChatGPT chỉ đoán từ tiếp theo dựa trên số lượng các liên kết giữa các từ đã có sẵn trong cơ sở dữ liệu được đem đi huấn luyện cho nó mà thôi.

ChatGPT khá thú vị và hữu ích trong một số lĩnh vực nhưng nó vẫn còn rất rất lâu mới có thể so sánh được với trí tuệ của con người. Chatbot này chỉ đưa ra được câu trả lời dựa trên những gì được học, không suy diễn được ra những thứ gì chưa được học. Mà loài người lại đặc trưng bởi tư duy sáng tạo, thực tế, con người đã sáng tạo ra rất nhiều thứ vốn không có sẵn trong tự nhiên.

"Ở thời điểm hiện tại, chỉ nên coi ChatGPT như một tài nguyên tham khảo với mục đích học tập hoặc tìm kiếm thông tin, chứ không nên coi đây là một nguồn tin tuyệt đối để đưa ra các quyết định quan trọng", ông Đặng Minh Tuấn đưa ra lời khuyên.

Tuy nhiên, trong cuộc kiểm chứng thực tế ChatGPT, chatbot đã thực hiện các bài thi cuối kỳ tại một số trường đại học ở Minnesota (Mỹ). Kết quả thật đáng kinh ngạc khi ChatGPT vượt qua toàn bộ các bài kiểm tra này. Đáng chú ý, quá trình chấm điểm những bài kiểm tra trên đều do các giáo sư của trường đại học thực hiện và họ không biết trước là do ChatGPT thực hiện.

Tính tới thời điểm hiện tại, ChatGPT vẫn đang là công cụ miễn phí đối với người dùng trên toàn thế giới, ngoại trừ một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Cha đẻ của ChatGPT là ai?

Samuel H. Altman là cha đẻ của ChatGPT. Anh sinh ra và lớn lên ở St. Louis, Missouri, có gốc Do Thái. Anh từng học trung học tại Trường John Burroughs sau đó theo học ngành khoa học máy tính tại Đại học Stanford. Tuy nhiên, năm 2005, Altman quyết định bỏ học tại đây, và đến năm 2017 thì nhận bằng danh dự của Đại học Waterloo.

Được biết, năm 2005, Altman cùng với bạn sáng lập ra Loopt - ứng dụng di động và mạng xã hội dựa trên vị trí và trở thành CEO của startup này. Loopt từng huy động được 30 triệu USD, nhưng phải đóng cửa năm 2012 vì không thu hút được sự chú ý. Startup này sau đó bị Green Dot Corporation mua lại với giá 43,4 triệu USD.

Altman bắt đầu làm đối tác bán thời gian tại vườn ươm khởi nghiệp nổi tiếng Y Combinato vào năm 2011. Đến tháng 2/2014, anh được bổ nhiệm làm chủ tịch của Y Combinato. Hai năm sau, Altman trở thành Chủ tịch YC Group, gồm Y Combinator và các đơn vị khác, đặt mục tiêu tài trợ 1.000 startup mỗi năm.

Đến 2019, Altman từ chức để tập trung vào OpenAI. Altman từng được Forbes vinh danh trong danh sách những nhà đầu tư dưới 30 tuổi hàng đầu thế giới năm 2015. BusinessWeek gọi anh là một trong những "Doanh nhân trẻ xuất sắc nhất trong lĩnh vực công nghệ".

Sau khi siêu AI Chat GPT ra mắt công chúng, Google đã nhanh chóng phát "Báo động đỏ" (‘Code Red’) cho toàn công ty!

Anh Thư

Bạn đang đọc bài viết Những điều cần biết về ChatGPT. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023