Thứ sáu, 22/11/2024 08:59 (GMT+7)
Thứ ba, 23/11/2021 07:45 (GMT+7)

Những con số ấn tượng của Việt Nam trong đầu tư năng lượng tái tạo

Theo dõi KTMT trên

Việt Nam đã có ​​sự tăng trưởng ấn tượng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo những năm gần đây, cho thấy tiềm năng cao của việc sử dụng điện tái tạo để giải quyết nhu cầu năng lượng.

Những con số ấn tượng của Việt Nam trong đầu tư năng lượng tái tạo - Ảnh 1

Là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, Việt Nam đã chứng tỏ sự nghiêm túc theo đuổi quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, đặc biệt là khi áp dụng điện mặt trời.

Xét đến tiềm năng điện mặt trời và các mục tiêu năng lượng xanh đến năm 2050, Việt Nam có đủ điều kiện để trở thành quốc gia dẫn đầu khu vực và thế giới về năng lượng tái tạo. Về các dự án điện gió, Việt Nam có một trong những nguồn tài nguyên gió tốt nhất ở Đông Nam Á, với tiềm năng ước tính là 311 GW.

Các chuyên gia thị trường dự đoán nếu tiếp tục duy trì tốc độ mở rộng năng lượng tái tạo nhanh như 2 năm qua, Việt Nam sẽ tiếp tục vươn cao hơn nữa trong bảng xếp hạng, có khả năng vượt qua các quốc gia như Australia và Italy về phát triển năng lượng tái tạo và các giải pháp năng lượng sáng tạo.

Những con số ấn tượng của Việt Nam trong đầu tư năng lượng tái tạo - Ảnh 2

Trên thực tế, Việt Nam hiện đang đứng trong Top 10 các quốc gia có đầu tư vào năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới, với 7,4 tỉ USD và vượt qua 2 nền kinh tế lớn của thế giới là Đức và Pháp.

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (World Bank) về môi trường kinh doanh tại Việt Nam năm 2020, trong các tiêu chí mà World Bank đưa ra có tiêu chí thành lập doanh nghiệp, xin giấy phép xây dựng, tiếp cận tín dụng, tiếp cận điện năng… Riêng về tiếp cận điện năng, World Bank đánh giá, Việt Nam đứng thứ 27/190 nền kinh tế của thế giới, đạt 88,2 điểm, tăng 0,26 điểm so với năm trước.

Những con số ấn tượng của Việt Nam trong đầu tư năng lượng tái tạo - Ảnh 3
Những con số ấn tượng của Việt Nam trong đầu tư năng lượng tái tạo - Ảnh 4

Trung Nam Group được xem là một trong những tập đoàn phát triển năng lượng lớn nhất Việt Nam, với các dự án thủy điện, điện mặt trời, điện gió. Đây cũng là tập đoàn tư nhân tiên phong với hàng loạt dự án điện mặt trời quy mô lớn.

Cụ thể, tháng 4/2019, Trung Nam Group đã thành lập tổ hợp trang trại Năng lượng tái tạo điện mặt trời và điện gió Trung Nam giai đoạn 1 tại hai xã Bắc Phong và Lợi Hải (huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận).

Tổ hợp năng lượng tái tạo của Trung Nam được đấu nối trực tiếp với hệ thống lưới điện quốc gia thông qua trạm biến áp 220 kV Tháp Chàm, với tổng sản lượng khai thác đạt 950 triệu đến 1 tỉ Kwh điện mỗi năm.

Tổng diện tích vùng dự án năng lượng của Trung Nam Group thực hiện tại Ninh Thuận có diện tích 900 ha; trong đó trang trại điện mặt trời Trung Nam tổng vốn đầu tư 6.000 tỉ đồng, quy mô lắp đặt 705.000 pin mặt trời.

Thêm vào đó, Trung Nam Group cũng đã đóng vai trò lớn trong việc biến vùng đất Trà Vinh - nơi canh tác không hiệu quả trong quá khứ, trở thành một khu vực tiềm năng nhờ dự án năng lượng mặt trời, tận dụng được nhân công địa phương, đóng góp các hoạt động xã hội giúp học sinh khó khăn tiếp tục đến trường, các hộ gia đình được hỗ trợ điều kiện.

Tổng vốn đầu tư dự án Trung Nam Group triển khai ở tỉnh Trà Vinh hơn 3.500 tỉ đồng, tổng công suất 165 MWp. Dự án có quy mô 171 ha, bao gồm 32 trạm Inverter, 1 trạm biến áp 2x90 MVA và hơn 440.000 tấm pin mặt trời được lắp đặt trên hơn 7.000 giá đỡ; hòa điện, cung cấp vào nguồn điện cả nước và hỗ trợ an ninh năng lượng cho các khu vực chưa tiếp cận được với lưới điện quốc gia.

Trung Nam Group cũng đã đầu tư thành công vào tổ hợp năng lượng tái tạo điện gió - điện mặt trời Trung Nam tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Vừa qua, tập đoàn này cũng đã triển khai đồng loạt các dự án năng lượng tái tạo, với mục tiêu hòa lưới hơn 3000 MW (3 GW) tại Trà Vinh, Gia Lai, Đắk Lắk và Ninh Thuận trong 3 năm tới.

Đặc biệt, nhà máy Trung Nam Ninh Thuận công suất 258 MWP đạt doanh thu trên 500 tỉ đồng, lãi ròng 131 tỉ đồng. Nhà máy Trung Nam Trà Vinh với công suất 165 MWP đạt doanh thu 275 tỉ đồng, lãi 94 tỉ đồng.

Công ty TNHH Xuân Cầu cũng là một cái tập đoàn có tên tuổi khi để lại dấu ấn với dự án điện mặt trời Dầu Tiếng (huyện Tân Châu và Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh) - dự án lớn nhất Đông Nam Á về năng lượng sạch với số vốn đầu tư hơn 9.100 tỉ đồng, nằm trong quy mô lớn top đầu Việt Nam.

Tháng 6/2019 cụm nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng đã chính thức hòa lưới điện quốc gia, cung cấp nguồn năng lượng xanh, sạch đủ để đáp ứng hầu như toàn bộ nhu cầu điện của tỉnh Tây Ninh nói riêng và bổ sung nguồn điện cho khu vực phía nam nói chung.

Dự án này đã đạt doanh thu 807 tỉ đồng, lãi sau thuế tới 456 tỉ đồng, mặc dù chỉ mới vận hành được vài tháng.

Những con số ấn tượng của Việt Nam trong đầu tư năng lượng tái tạo - Ảnh 5
Nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện - Ea Súp. (Ảnh: CTTĐT Đắk Lắk)

Xuân Thiện Group vốn là một tập đoàn lớn trong lĩnh vực xây dựng công trình kĩ thuật dân dụng. Tuy nhiên những năm gần đây, Xuân Thiện Group đã cho thấy tham vọng trong mảng điện mặt trời khi đầu tư cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện – Ea Súp tại Đắk Lắk. Dự án này có tổng vốn đầu tư hơn 50.000 tỉ đồng với tổng công suất lên đến 2.800 MWp.

Đây là một trong những dự án điện mặt trời có công suất lớn nhất khu vực Đông Nam Á và lớn thứ hai thế giới.

Dự án bao gồm 2 giai đoạn với công suất lần lượt là 830 MWp và 1.400 MWp. Dự kiến cụm dự án sẽ đưa vào vận hành thương mại trong quý IV/2020.

Tập đoàn T&T Group được biết đến là nhà đầu tư năng lượng tái tạo mới nổi tại Việt Nam.Từ năm 2020 đến nay T&T Group đã đầu tư và đưa 4 nhà máy điện mặt trời hòa lưới điện quốc gia với tổng công suất lên tới 245 MWp. Nhà máy đầu tiên là điện mặt trời Phước Ninh (tỉnh Ninh Thuận) công suất 45 MWp. Cũng tại Ninh Thuận còn có 2 nhà máy điện mặt trời Thiên Tân 1.2 (công suất 100 MWp) và Thiên Tân 1.3 (công suất 50 MWp). Tại tỉnh Bình Thuận, T&T Group triển khai xây dựng dự án nhà máy điện mặt trời Hồng Liêm 3 với công suất 50 MW.

Trong lĩnh vực điện gió, T&T Group ghi dấu ấn đặc biệt hơn. Mới đây, trong chuyến thăm và làm việc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại châu Âu, T&T Group ký kết nhiều dự án với các đối tác nước ngoài. Tập đoàn do ông Đỗ Quang Hiển làm chủ tịch HĐQT và Ørsted đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác chiến lược trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.

Quan hệ hợp tác chiến lược này hứa hẹn đem lại nguồn cung lớn về năng lượng tái tạo thông qua các dự án điện gió ngoài khơi đầu tư mới tại Bình Thuận và Ninh Thuận, với tổng công suất lắp đặt ước tính gần 10 GW và tổng giá trị đầu tư khoảng 30 tỉ USD (dự kiến được phân kỳ đầu tư trong thời gian 20 năm). 

Những con số ấn tượng của Việt Nam trong đầu tư năng lượng tái tạo - Ảnh 6

Nhắc đến những dự án điện mặt trời lớn nhất Việt Nam thì không thể không nhắc đến cụm N máy điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp. Dự án được xây dựng tại xã Ia Lốp, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Với tổng mức đầu tư hơn 50.000 tỉ đồng, công suất tổng nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện 2.000MW, sản lượng điện khoảng 5 tỉ kWh/năm. 

Đây là dự án điện mặt trời có công suất lớn nhất khu vực Đông Nam Á và lớn thứ 2 thế giới. Dự án bao gồm 22,2km đường dây 500kV và trạm biến áp 500kV/1200MVA …

Dự án sử dụng công nghệ, thiết bị chính được nhập khẩu từ những nhà sản xuất thuộc Top 3 trên thế giới. Tổng dự án nhà máy Điện mặt trời sử dụng: 1,758,942 tấm Pin Quang Điện JinKO và JA solar; 3,576 Bộ chuyển đổi Inverter Huawei Sun2000-185KTL-H1; 101 trạm biến áp Hợp bộ RMU – Huawei STS-6000K-H1 gom công suất; 3 trạm biến áp 110kV; 1 trạm điện truyền tải 500kV-1200MVA.

Giai đoạn 1 có công suất 600 MW (tương đương 831 MWp), gồm 5 nhà máy. Trong đó, công suất nhà máy Xuân Thiện Ea Súp 1 (100 MW), Xuân Thiện Ea Súp 2 (100 MW), Xuân Thiện Ea Súp 3 (100 MW), Xuân Thiện Ea Súp 4 (150 MW), Xuân Thiện Ea Súp 5 (150 MW).

Tiếp đến là N máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450MW tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận do Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Trung Nam (Trungnam Group) đầu tư với tổng vốn đầu tư 12.000 tỉ đồng.

Dự án được triển khai trên diện tích 557,09ha, trong đó có hơn 17km đường dây truyền tải 500kV, 220kV kéo dài từ xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận đến xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Những con số ấn tượng của Việt Nam trong đầu tư năng lượng tái tạo - Ảnh 7

Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng cũng là 1 trong 5 dự án điện mặt trời lớn nhất Việt Nam. Dự án có công suất lên đến 420MW và tạo ra sản lượng điện mỗi năm lên đến 690kwh.

Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng được xây dựng ở Tân Châu, Tây Ninh, tổng dự án sử dụng hết 1.3 triệu tấm pin với mức đầu tư lên đến 9.100 tỉ đồng. Dự án được hợp tác xây dựng giữa 2 ông lớn là Cty TNHH Xuân Cầu và Công ty TNHH B. Grimm Power Public. Vào ngày 7/9/2019 nhà máy đã chính thức được khánh thành đi vào hoạt động. Đây được coi là dự án điện mặt trời có công suất khủng nhất, được đầu tư bài bản nhất ở nước ta cũng như khu vực Đông Nam Á.

Cụm nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ được Công ty Cổ phần Phát triển tầm nhìn năng lượng sạch (NLS) - trực thuộc BCG Energy xây dựng tại xã Mỹ An và Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Đây là nhà máy năng lượng mặt trời có quy mô lớn nhất tỉnh Bình Định với tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỉ đồng, được xây dựng trên diện tích 380ha. Tổng công suất thiết kế 330MW, chia thành 2 giai đoạn bao gồm 3 với công suất lần lượt là: 120 MW, 110 MW và 100 MW.

Cụm nhà máy điện mặt trời BIM 1, 2, 3, xây dựng tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, tổng công suất 314 MW (tương đương 330 MWp), gồm 3 nhà máy. Trong đó, công suất nhà máy BIM 1 (30 MWp), BIM 2 (250 MWp), BIM 3 (50 MWp).

Cụm 3 nhà máy điện mặt trời được đầu tư hơn 7.000 tỉ đồng, lắp đặt hơn 1 triệu tấm pin năng lượng mặt trời, dự kiến sản xuất khoảng 600 triệu kwh/năm, phục vụ 200 nghìn hộ gia đình mỗi năm và góp phần giảm gần 304.400 tấn CO2 thải ra môi trường mỗi năm.

Những con số ấn tượng của Việt Nam trong đầu tư năng lượng tái tạo - Ảnh 8
Nguồn: Visual Capitalist

Bài viết: Phạm Giang
Thiết kế: Hoàng Việt

Bạn đang đọc bài viết Những con số ấn tượng của Việt Nam trong đầu tư năng lượng tái tạo. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.