Chủ nhật, 28/04/2024 00:55 (GMT+7)
Thứ hai, 07/08/2023 08:00 (GMT+7)

Nhiều góp ý mới tại Hội thảo “Sản xuất và tiêu dùng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu”

Theo dõi KTMT trên

Chuyển đổi sản xuất và tiêu dùng theo hướng bền vững là cách tiếp cận hiệu quả và toàn diện nhằm tiến tới đạt được các mục tiêu của phát triển bền vững.

Mới đây (4/8) Viện Kinh tế môi trường Việt Nam phối hợp với Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Sản xuất và tiêu dùng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu”. 

Tham dự Hội thảo có sự góp mặt của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế môi trường, môi trường và đại diện các cơ quan tổ chức tại địa phương.

Nhiều góp ý mới tại Hội thảo “Sản xuất và tiêu dùng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu” - Ảnh 1

Tại Việt Nam, tiêu dùng xanh đang dần thành một xu thế mới và nhận thức của người tiêu dùng về tiêu dùng xanh, sản phẩm xanh cũng ngày một nâng cao. Tuy nhiên, tiêu dùng xanh cũng gặp phải nhiều thách thức.

Do vậy, cần có giải pháp để thúc đẩy tiêu dùng xanh, bảo đảm phát triển bền vững, bắt kịp với xu thế của thế giới. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng tiêu dùng xanh tại Việt Nam với những kết quả đạt được, xu hướng phát triển, cũng như những thách thức đặt ra, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu dùng xanh tại Việt Nam.

Đứng trước thách thức này, Viện Kinh tế môi trường Việt Nam phối hợp với Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Sản xuất và tiêu dùng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu”.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia được đưa ra bàn thảo và chia sẻ. Chuyển đổi sản xuất và tiêu dùng theo hướng bền vững là cách tiếp cận hiệu quả và toàn diện nhằm tiến tới đạt được các mục tiêu của phát triển bền vững.

Sản xuất, tiêu dùng bền vững là việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các nhu cầu cơ bản và mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn; đồng thời giảm thiểu sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguyên liệu độc hại; giảm phát thải các chất ô nhiễm trong toàn bộ vòng đời sản phẩm với mục tiêu không gây nguy hại cho các thế hệ tương lai.

Nhiều góp ý mới tại Hội thảo “Sản xuất và tiêu dùng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu” - Ảnh 2
TS Bùi Thị Thanh Hương, Phó trưởng ban CLB Các nhà khoa học của ĐHQGHN đóng góp ý kiến tại buổi Hội thảo.

Cũng tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận về các nôi dung chính, như chi phí giảm thải ô nhiễm nước thải ngành công nghiệp chế biến thủy sản; nông nghiệp thông minh với khí hậu của các nông hộ; phát triển nông nghiệp hữu cơ, chuyển đổi mô hình kinh tế tuần hoàn, nâng cao hiệu quả sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp, để từ đó thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…

Hội thảo lần này nhằm tìm thêm những giải pháp hỗ trợ hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững; góp phần đạt được các mục tiêu đã đặt ra của Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 – 2030.

Trước đó, PwC đã thực hiện một cuộc khảo sát về “Thói quen tiêu dùng” và kết quả cho thấy rằng người tiêu dùng ngày nay đã quan tâm nhiều hơn về môi trường. Hơn 47% người tham gia khảo sát cho biết họ ưu tiên sử dụng các sản phẩm có thể tự phân hủy.

Nhiều góp ý mới tại Hội thảo “Sản xuất và tiêu dùng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu” - Ảnh 3
Một số sản phẩm hàng ngày hướng tới các vật liệu xanh, thân thiện môi trường hơn.

Nắm bắt xu hướng tiêu dùng nổi bật của năm 2023, nhiều doanh nghiệp đã và đang chứng minh sự nhạy bén, đón đầu và bắt kịp xu hướng thông qua nhiều chương trình phát triển bền vững trong nhiều năm qua.

Để cụ thể hóa các cam kết bền vững, Unilever Việt Nam đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng và các sáng kiến táo bạo để hiện thực hóa tầm nhìn của doanh nghiệp. Ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp này là giải quyết ô nhiễm từ rác thải nhựa thông qua việc thúc đẩy 75% bao bì chai có khả năng tái chế, cắt giảm 87% nhựa nguyên sinh thông qua cắt giảm trực tiếp và sử dụng nhựa tái chế (PCR), đồng thời thu gom và xử lý nhiều hơn lượng được sử dụng cho bao bì các sản phẩm được bán ra thị trường. Mô hình kinh tế tuần hoàn cũng là động lực chính để công ty thực hiện mục tiêu đưa nhựa vào vòng tuần hoàn.

Tại Việt Nam, Chính phủ nghiêm túc cam kết thúc đẩy phát triển bền vững. Điển hình là cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ đưa phát thải ròng về "0" tại COP26. Đây là động lực để nhiều doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào các giải pháp bền vững như quản lý rác thải nhựa, cắt giảm khí nhà kính...

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, vẫn còn rất nhiều việc mà khối công và tư cần phải thúc đẩy hơn nữa để hiện thực hóa những mục tiêu phát triển bền vững.

P.V

Bạn đang đọc bài viết Nhiều góp ý mới tại Hội thảo “Sản xuất và tiêu dùng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới