Thứ sáu, 03/05/2024 03:00 (GMT+7)
Thứ sáu, 12/01/2024 15:29 (GMT+7)

Nhiệt độ đại dương tiếp tục “lập đỉnh mới”

Theo dõi KTMT trên

Năm 2023, nhiệt độ các đại dương một lần nữa "xô đổ" các kỷ lục được thiết lập trước đó. Điều này diễn ra ngay cả khi lượng phát thải khí nhà kính chững lại.

Năm 2023 là đại dương đã tăng 0,23℃

Nghiên cứu trên do nhóm nhà khoa học đa quốc gia từ 17 viện nghiên cứu ở Trung Quốc, Mỹ, New Zealand, Italy và Pháp thực hiện. Kết quả cho thấy trong 5 năm liên tiếp, nhiệt độ các đại đương đều xác lập kỷ lục mới, trong đó 2023 là năm ghi nhận nhiệt độ cao nhất từ trước tới nay.

Ông Cheng Lijing, tác giả chính của nghiên cứu và là nhà nghiên cứu tại Viện Vật lý khí quyển thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc, cho biết tình trạng ấm lên của các đại dương là một chỉ số quan trọng để đánh giá biến đổi khí hậu, vì đại dương hấp thụ hơn 90% lượng nhiệt dư thừa từ tình trạng ấm lên toàn cầu.

So với năm 2022, phần nước bề mặt dày 2.000 mét trên các đại dương đã hấp thụ một lượng nhiệt lớn hơn, đủ để đun sôi 2,3 tỷ bể bơi kích thước chuẩn Olympic. Yếu tố này đã làm nhiệt độ nước biển tăng. Cụ thể, so với năm 2022, nhiệt độ mặt nước biển trung bình toàn cầu trong năm 2023 đã tăng 0,23℃.

Nhiệt độ đại dương tiếp tục “lập đỉnh mới” - Ảnh 1
2023 là năm ghi nhận nhiệt độ cao nhất từ trước tới nay.

Theo các nhà khoa học việc nóng lên của đại dương là hiện tượng không thể đảo ngược, nó đã tồn tại trong suốt hàng thể kỷ qua, thậm chí là khi lượng phát thải khí nhà kính không tăng. 

Vòng luẩn quẩn 

Nhiệt độ đại dương tăng sẽ đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu. Trong khi đó khi nhiệt độ nước tăng lên, các đại dương mất khả năng thực hiện một chức năng quan trọng là hấp thụ lượng nhiệt dư thừa của thế giới.

Trong những thập kỷ gần đây, các vùng biển toàn cầu đã hấp thụ 90% sự nóng lên do khí nhà kính gây ra. Các đại dương nóng lên kích hoạt một vòng luẩn quẩn khiến nhiệt độ đất liền cao hơn và việc này góp phần làm biển nóng hơn. Tình trạng này kéo theo một loạt tác động khí hậu, gồm các cơn bão mạnh hơn, mực nước biển dâng cao, mất các rạn san hô và các sinh vật biển khác.

Theo Trung tâm Thông tin Môi trường Quốc gia Mỹ, nhiệt độ nước tăng tác động kéo dài tới những nơi xa xôi nhất trên Trái Đất. Đơn cử băng tại Nam Cực đang mức thấp nhất từ trước đến nay vào tháng 6.2023 dù nơi đây đang trong mùa Đông. 

Bên cạnh đó, việc đại dương ấm lên sẽ làm giảm lượng ôxy trong nước biển và khả năng hấp thụ CO2. Điều này gây ra hệ lụy vô cùng nghiêm trọng đối với đời sống của động thực vật trong lòng đại dương. Các nhà khoa học dự báo, khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa.  

Theo nghiên cứu, nếu con người có thể ngừng khiến Trái Đất ấm lên, các đại dương vẫn sẽ tiếp tục hấp thụ nhiệt trong nhiều thế kỷ trước khi có thể ổn định trở lại.

TS Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi Khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Theo đó, biến đổi khí hậu cùng với nhiệt độ Trái Đất tăng cao đang diễn ra nhanh, trực tiếp tác động mạnh đến an ninh lương thực toàn cầu do nhiệt độ tăng, thay đổi lượng mưa, tần suất các hiện tượng cực đoan.

Đồng thời làm gia tăng sức ép lên hệ thống đất đai, qua đó bùng phát nguy cơ cao về hoang mạc hoá, suy thoái đất. Những đợt sóng nhiệt, tăng cường, mưa bão, hạn hán, thiên tai, ngập lụt diễn ra ở phạm vi rộng hơn, đặc biệt là ở các thành phố ven biển, gây thiệt hại nặng nề đến cuộc sống con người và tiếp tục hủy hoại các hệ sinh thái. 

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết Nhiệt độ đại dương tiếp tục “lập đỉnh mới”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Giá xăng tăng nhẹ trở lại
Tại kỳ điều hành giá xăng, dầu chiều ngày 2/5, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định tăng thêm 40 đồng/lít đối với xăng RON95-III và tăng 08 đồng/lít với xăng E5RON92.