Thứ năm, 02/05/2024 08:16 (GMT+7)
Thứ ba, 12/10/2021 10:03 (GMT+7)

Nhận diện thủ phạm chính của các sự cố tràn dầu trên sông biển

Theo dõi KTMT trên

Chưa đầy 10 năm trở lại đây, trên vùng sông, biển Việt Nam đã xảy ra hơn 50 vụ tràn dầu, gây thiệt hại lớn về kinh tế và ô nhiễm nghiêm trọng.

Nước ta là một nước có nguồn tài nguyên phong phú đặc biệt là nguồn dầu khí rất lớn. Nó thường tập trung nhiều tại vùng biển phía Đông Nam nước ta khu vực biển các tỉnh Khánh Hòa, Vũng Tàu…

Bên cạnh việc khai thác dầu thuận lợi đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cho nước ta thì nó cũng đem lại không ít những hậu quả, mặt trái sau đó. Lượng dầu bị thải ra cũng rất nhiều hay đôi khi là các sự cố do tàu làn tràn dầu trên biển.

Đâu là thủ phạm chính?

Sự cố tràn dầu có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như tàu ​​chở dầu, các xe bồn, phương tiện xe, tàu, cây xăng, các cơ sở khai thác và lưu chứa dầu. Sự cố tràn dầu từ tàu dầu thường là do vết rạn, nứt thủng ở thân tàu hoặc do va chạm và nó là mối đe dọa nghiêm trọng đối với các loài sinh vật biển, thủy sản và các hệ sinh thái biển.

Sự cố tràn dầu khi xảy ra thường thu hút sự chú ý lớn của công chúng, tuy nhiên những sự cố như vậy thực sự chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng lượng dầu ô nhiễm.

Nhận diện thủ phạm chính của các sự cố tràn dầu trên sông biển - Ảnh 1
Sự cố tràn dầu là một mối quan tâm môi trường đang gia tăng.

Cũng phải khẳng định rằng con người không phải là tác nhân duy nhất phải chịu trách nhiệm về sự ô nhiễm dầu ở đại dương. NRC ước tính rằng gần một nửa lượng dầu xâm nhập vào đại dương là kết quả của các quá trình tự nhiên, bao gồm cả sự rò rỉ tự nhiên.

Mặc dù một lượng lớn dầu đi vào đại dương từ hiện tượng ít biết đến và có vẻ vô hại này nhưng cũng làm thay đổi môi trường tự nhiên xung quanh.

Theo thời gian, các sinh vật sống trong những khu vực này sẽ dần thích nghi và tạo ra các hệ sinh thái mà chúng có thể tồn tại, thậm chí phát triển. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu hiện tượng này để hiểu rõ hơn về cách dầu làm thay đổi phương thức sinh sống của sinh vật.

Thiên tai như bão, lũ lụt cũng có thể gây ra sự cố tràn dầu. Ví dụ, cơn bão Katrina đã làm 7 triệu gallon dầu thoát ra ngoài hệ sinh thái, lượng dầu này có nguồn gốc từ các cơ sở lưu trữ, chế biến và các đường ống dẫn dầu.

Hậu quả nghiêm trọng và lâu dài

Đối với môi trường nước, dầu tràn đổ ra sẽ nổi lên trên mặt nước, sau đó sẽ loang rộng ra, vì thế sóng, gió và các dòng chảy sẽ làm cho tốc độ loang của dầu ngày càng nhanh hơn, rộng hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến các tầng nước của biển, khu vực ven bờ và trực tiếp đến môi trường sống của các loại sinh vật mà dầu đi qua.

Sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái. Đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các rạn san hô. Ô nhiễm dầu làm giảm khả năng sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các hệ sinh thái. Hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các màng dầu làm giảm khả năng trao đổi oxy giữa không khí và nước, làm giảm oxy trong nước, làm cán cân điều hòa oxy trong hệ sinh thái bị đảo lộn.

Ngoài ra, dầu tràn chứa độc tố làm tổn thương hệ sinh thái, có thể gây suy vong hệ sinh thái. Bởi dầu chứa nhiều thành phần khác nhau, làm biến đổi, phá hủy cấu trúc tế bào sinh vật, có khi gây chết cả quần thể. Dầu thấm vào cát, bùn ở ven biển có thể ảnh hưởng trong một thời gian rất dài. Đã có nhiều trường hợp các loài sinh vật chết hàng loạt do tác động của sự cố tràn dầu.

Điều đáng báo động nữa là dầu lan trên biển và dạt vào bờ trong thời gian dài không được thu gom sẽ làm suy giảm lượng cá thể sinh vật, gây thiệt hại cho ngành khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản. Dầu gây ô nhiễm môi trường nước làm cá chết hàng loạt do thiếu oxy hòa tan. Dầu bám vào đất, kè đá, các bờ đảo làm mất mỹ quan, gây mùi khó chịu dẫn đến doanh thu của ngành du lịch cũng bị thiệt hại nặng nề. 

Nạn tràn dầu còn làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cảng cá, cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển. Do dầu trôi nổi làm hỏng máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy.

Vì thế nhờ sự tác động của ánh nắng mặt trời, gió mà dầu cũng bay hơi một phần và trở nên đặc hơn, nhớt hơn và lớp váng trở nên dày hơn. Mặt khác dầu tan vào nước và trở nên bão hòa trong nước, vô hình trong nước hoặc trở thành các đám bọt dày.

Phần khác thì có thể chìm cùng các hạt vật chất lơ lửng, còn lại các phần khác thì kết lại thành từng cục hắc ín, qua một thời gian dài thì các loại rác dầu này sẽ có thể bị phân hủy bơi ánh mặt trời và các loại sinh vật vi sinh.

Nhận diện thủ phạm chính của các sự cố tràn dầu trên sông biển - Ảnh 2
Tràn dầu là một thảm họa về môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái biển. (Ảnh minh họa)

Theo thông kê, từ năm 1992 đến nay ở Việt Nam đã xảy ra hơn 190 vụ tràn dầu tại các vùng sông và biển ven bờ gây thiệt hại lớn về kinh tế cũng như ô nhiễm nghiêm trọng và lâu dài cho môi trường biển. 

Điển hình là các sự cố tàu Formosa One Liberia đâm vào tàu Petrolimex 01 của Việt Nam tại vịnh Giành Rỏi - Vũng Tàu (tháng 9/2001) làm tràn ra môi trường biển ven bờ khoảng 1.000 m3 dầu diezel, gây ô nhiễm nghiêm trọng một vùng rộng lớn biển Vũng Tàu; 3 năm sau, tại khu vực biển Quảng Ninh - Hải Phòng, sự cố đắm tàu Mỹ Đình, chứa trong mình khoảng 50 tấn dầu DO và 150 tấn dầu FO, trong khi đó ta chỉ xử lý được khoảng 65 tấn, số dầu còn lại hầu như tràn ra biển...

Nếu như 10 năm về trước vùng cửa biển này là nơi có hệ sinh thái rừng ngập mặn rất phong phú, thì bây giờ hầu như toàn bộ diện tích rừng ngập mặn do bị nhiễm dầu đang chết dần chết mòn, dẫn đến động, thực vật nước lợ hầu như tuyệt chủng. Nơi đây cũng liên tục xảy ra sự cố ô nhiễm dầu làm hàng trăm ha nuôi trồng thủy sản bị mất trắng, nên nhiều hộ buộc phải bỏ nghề.

Do đó, sự cố môi trường tràn dầu có thể xem là một trong những dạng sự cố gây ra tổn thất kinh tế lớn nhất, trong các loại sự cố môi trường do con người gây ra. Hiện việc xác định vị trí dầu tràn và khắc phục sự cố này ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, cả về cơ sở pháp luật và các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dụng để khắc phục ô nhiễm tràn dầu.

Linh Chi (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Nhận diện thủ phạm chính của các sự cố tràn dầu trên sông biển. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới