Thứ ba, 30/04/2024 19:40 (GMT+7)
Thứ năm, 01/12/2022 08:58 (GMT+7)

Nhận diện rủi ro và dự báo triển vọng năng lượng 2023

Theo dõi KTMT trên

Một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển ngành năng lượng thế giới là hiệu quả sử dụng năng lượng mà ý nghĩa của nó sẽ không ngừng tăng lên do tăng tiêu thụ năng lượng, cạn kiệt các vật mang năng lượng truyền thống và sự tăng vọt về giá.

Chiến tranh Nga - Ukraine và biến động thị trường

Nguy cơ suy thoái kinh tế ở châu Âu hiện gần như là chắc chắn, khi giá dầu thô, khí đốt, mặt hàng thiết yếu đối với các gia đình và ngành công nghiệp, tăng hơn ba lần chỉ trong những tháng cuối năm. Do lo ngại Nga sẽ cắt nguồn cung, khiến nhiều nước phải “đau đầu” về năng lượng. Việc giá năng lượng và lương thực tăng mạnh cùng với những căng thẳng của chuỗi cung ứng sau đại dịch Covid-19 đã khiến lạm phát trên toàn cầu cao kỷ lục kể từ những năm 1970.

Nhận diện rủi ro và dự báo triển vọng năng lượng 2023 - Ảnh 1

Điều này đã tác động đến các thị trường trái phiếu, đặc biệt là ở những nước mà chi phí đi vay tăng và những lo ngại về nguy cơ vỡ nợ lớn hơn. Đồng Euro để giảm mạnh giá trị kể từ đầu năm. Việc Nga giảm nguồn cung khí đốt được cho là sẽ tác động mạnh đến các nền kinh tế lớn trong Khu vực sử dụng đồng Euro phụ thuộc vào nước này như Đức và Italy.

Lượng khí đốt của Nga được vận chuyển qua các đường ống chính tới châu Âu đã giảm khoảng 75% kể từ đầu năm, khiến các nhà lãnh đạo hàng đầu châu Âu cho rằng Nga đang “vũ khí hóa” nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Những nước gần khu vực chiến sự như Ba Lan và Hungary cũng đã ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế trong nước. Trái phiếu của những nước nhập khẩu nhiều khí đốt và lúa mì cũng không tránh được việc chịu ảnh hưởng. Giá cổ phiếu của các công ty hóa chất giảm mạnh nhất kể từ khi nổ ra xung đột, do khí đốt tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất của các công ty này.

Nhận diện rủi ro và dự báo triển vọng năng lượng 2023 - Ảnh 2

Chỉ số đo lường sự biến động của các thị trường từ chứng khoán và trái phiếu đến dầu mỏ và tỷ giá EUR/USD tăng mạnh sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine vào ngày 24-2, trước khi giảm sau đó. Tuy nhiên, các chỉ số lại vọt lên trong những tháng cuối năm, khi những lo ngại về suy thoái và năng lượng một lần nữa gia tăng.

Những dự báo triển vọng ngành năng lượng trong 2023

Mới đây, Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (gọi tắt là FDE) đã liên tục thắt chặt chính sách tiền tệ bằng công cụ tăng lãi suất đang khiến cho thị trường tài chính toàn cầu nói chung và thị trường dầu thô nói riêng đối mặt với nhiều lần “chao đảo”.

Lãi suất tăng sẽ khiến cho đồng USD mạnh lên và làm gia tăng cả chi phí kinh doanh hàng thực lẫn giao dịch dầu thô. Trong cuộc họp mới đây, FED đã tiến hành công bố mức tăng 75 điểm cơ bản, để đưa lãi suất lên mức 3,00-3,25%. Biểu đồ “Dot-plot”, thể hiện kỳ vọng về mức lãi suất mục tiêu của các thành viên cũng cho thấy trước khi bước sang năm 2023, lãi suất có thể tăng tới 4,6%.

Nhận diện rủi ro và dự báo triển vọng năng lượng 2023 - Ảnh 3

Theo ông Al-Ghais - Tổng thư ký OPEC, nhu cầu năng lượng toàn cầu sẽ tăng 23%, từ 286 triệu BOE/D trong năm 2021 lên 351 triệu BOE/D vào năm 2045. Nhu cầu tiêu thụ chính của thế giới vẫn tập trung vào dầu mỏ. Đề cập đến quyết định giảm sản lượng của OPEC+, ông Al-Ghais cho biết: các thành viên của liên minh đã nhất trí về sự cần thiết phải thực hiện các bước chủ động để ngăn ngừa những cuộc khủng hoảng mới trong tương lai. Trong dài hạn, ngành dầu mỏ thế giới cần các khoản đầu tư có tổng trị giá lên tới 12.100 tỷ USD.

Nắm bắt các thông tin và biến động cung, cầu có sự chênh lệch lớn. Nhiều ông lớn dầu mỏ như Total Energies SE (TTEF), Devon Energy, Conoco Phillips lợi nhuận đã tăng từ 43% đến 90% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể: Trong quý 3, Total Energies SE đã đạt 6.6 tỷ USD (tăng 43%); Ông lớn dầu mỏ Conoco Phillips đã kiếm được nhiều tiền từ giá dầu tăng cao. So với quý 3 năm 2021, Conoco Phillips lợi nhuận từ công ty đạt 4.3 tỷ USD (tăng gần 90%).

Nhận diện rủi ro và dự báo triển vọng năng lượng 2023 - Ảnh 4

Lợi nhuận từ dầu mỏ đang tăng vọt trong năm nay, ngành năng lượng đang tận dụng giá dầu và khí đốt cao để tạo ra nguồn thu nhập kỷ lục. Bên cạnh những tăng trưởng đã đạt được, mới đây Total Energies đã cam kết sẽ chia cổ tức 0.69 EUR/1 cổ phiếu vào 02/01/2023. Đây cũng được xem là loại hình đầu tư có sinh lời và an toàn cho các nhà đầu tư.

Việt Nam- quốc gia có cường độ tiêu thụ năng lượng cao nhất khu vực

Theo bà Lê Thị Thanh Thảo, đại diện Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) cho hay, Việt Nam là quốc gia có cường độ tiêu thụ năng lượng cao nhất trong khu vực, do đó tiềm năng tiết kiệm năng lượng nói chung, đặc biệt là tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp còn rất nhiều. Trong thời gian vừa qua chính phủ đã có những luật, chương trình thúc đẩy SDNL TK&HQ. UNIDO cũng đã đồng hành cùng chính phủ, cũng như các bộ ngành áp dụng các giải pháp và công nghệ mới, xây dựng những chính sách về tiêu chuẩn, quy chuẩn TKNL trong rất nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau.

Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng kỹ thuật để giảm thiểu tình trạng thất thoát và lãng phí trong sử dụng năng lượng tại tất cả các lĩnh vực, từ sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại dịch vụ, chiếu sáng công cộng, cho đến tiêu thụ năng lượng tại công sở và hộ gia đình. Kinh nghiệm của các quốc gia thành công khi xây dựng một nền kinh tế có năng lực cạnh tranh cao, sử dụng hiệu quả năng lượng và giảm phát thải, cho thấy các hoạt động tổng thể về tiết kiệm năng lượng cần được duy trì, củng cố và hoàn thiện liên tục cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Minh Anh

Bạn đang đọc bài viết Nhận diện rủi ro và dự báo triển vọng năng lượng 2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).