Chủ nhật, 24/11/2024 21:14 (GMT+7)
Thứ sáu, 17/11/2023 10:21 (GMT+7)

Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Theo dõi KTMT trên

Hằng năm, ngày 20/11 là dịp để tri ân những đóng góp thầm lặng của thầy cô giáo với sự nghiệp trồng người của tổ quốc. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Tại sao ngày 20/11 được chọn là Ngày Nhà giáo Việt Nam?

Tháng 1/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants – Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).

Đến năm 1954, các nhà giáo xã hội chủ nghĩa đã thông qua bản "Hiến chương các Nhà giáo" gồm 15 chương. Nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo. 

Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 - Ảnh 1

Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn tham dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE (Thủ đô Viên - Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. 

Sau một thời gian tham gia đến ngày 22/7/20151, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.

Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Ở Việt nam, ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” lần đầu được tổ chức trên toàn miền Bắc vào năm 1958. 

Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982 đi vào lịch sử khi Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày Nhà giáo Việt Nam". 

Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người.

Ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 

Từ lâu, ngày 20/11 dịp lễ "tôn sư trọng đạo", tri ân những người đã đứng trên trên bục giảng để truyền đạt những tri thức quý báu cho các thế hệ học trò. Đây cũng là dịp để biết bao thế hệ học sinh bày tỏ lòng biết ơn tới những "người đưa đò thầm lặng" trong cuộc đời mình. 

Trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tất cả các thế hệ học trò, cũng như những ngành nghề khác trong xã hội đều dành thời gian chuẩn bị những bó hoa tươi, những tấm thiệp đẹp ghi những lời chúc ý nghĩa và những món quà bất ngờ để tri ân các thầy cô. Những người đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức, lặng lẽ cống hiến hết cuộc đời mình cho sự nghiệp trồng người của đất nước.

Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 - Ảnh 2
Nhiều hoạt động được tổ chức nhằm hưởng ứng ngày ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Ngoài ra, để hưởng ứng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, hằng năm các giáo viên tích cực đăng ký tham gia hội thi thao giảng chào mừng ngày lễ như một cách thể hiện sự tôn vinh nghề giáo cũng như thể hiện tình cảm yêu thương học trò vô bờ bến. 

Đây là hoạt động được diễn ra với không khí hết sức sôi nổi, tạo điều kiện cho các thầy cô giáo thể hiện năng lực chuyên môn, học tập, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy, tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, khai thác sử dụng hiệu quả, sáng tạo phương tiện, đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học. 

Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 năm 2023 rơi vào thứ mấy? 

Năm nay theo lịch dương lịch, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 rơi vào Thứ hai, tức ngày 08/10/2023 âm lịch. Vì năm nay ngày lễ rơi vào đầu tiên nên đa số mọi người sẽ về thăm thầy cô vào cuối tuần trước, tức ngày 18/11 và 19/11. Bạn nên có kế hoạch từ sớm để vừa có thời gian về thăm thầy cô vừa không ảnh hưởng đến công việc hiện tại. 

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới