Thứ hai, 25/11/2024 04:05 (GMT+7)
Thứ sáu, 20/05/2022 07:03 (GMT+7)

Người lao động không được chốt số bảo hiểm khi công ty nợ BHXH?

Theo dõi KTMT trên

Trường hợp công ty nợ BHXH, người lao động không được chốt số bảo hiểm. Làm thế nào để chốt sổ?

Hiện nay, không ít người đang đặt câu hỏi: Là người lao động tại doanh nghiệp, hàng tháng công ty vẫn trừ vào lương khoản tiền đóng BHXH do người lao động chi trả. Nay sang công ty mới nhưng vẫn chưa được chốt sổ BHXH, lý do là người lao động mới đóng BHXH tại công ty được 3 tháng thì nghỉ việc. Công ty cũ có sai không? Làm thế nào để chốt sổ?

Căn cứ khoản 1, điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động ký hợp đồng lao động từ đủ một tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Người lao động đã đóng đầy đủ từ tiền lương của mình, nhưng công ty không chốt sổ BHXH cho người lao động là Công ty đã làm sai.

Người lao động không được chốt số bảo hiểm khi công ty nợ BHXH? - Ảnh 1
Người lao động có thể kiến nghị hành vi vi phạm của công ty với công đoàn hoặc cơ quan BHXH hoặc cơ quan quản lý Nhà nước về lao động để được bảo vệ quyền lợi. (Ảnh minh họa)

Có trường hợp, công ty vẫn khai đóng BHXH cho người lao động, nhưng do tình hình khó khăn do dịch bệnh, công ty vẫn đang nợ BHXH thì cũng có thể dẫn đến tình trạng người lao động chưa được chốt sổ. Trong trường hợp này, người lao động đề nghị công ty chốt sổ BHXH, công ty sẽ phải tiến hành các thủ tục thanh toán các khoản nợ với BHXH và sau đó tiến hành chốt sổ cho người lao động.

Cũng có trường hợp, mặc dù vẫn khấu trừ vào lượng khoản đóng góp của người lao động nhưng thực tế công ty khôngđóng BHXH cho người lao động là công ty đã vi phạm pháp luật, cụ thể như sau:

Căn cứ quy định tại Điều 17, Khoản 2 Điều 18; Khoản 2, Khoản 5 Điều 21 Luật BHXH năm 2014; Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, hành vi trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng BHXH là vi phạm pháp luật; quyền của người lao động được cấp và quản lý sổ BHXH;

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH và hàng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định pháp luật để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH; người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định đối với người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.

Dịch vụ trực tuyến hiện nay về BHXH đã rất thuận lợi cho việc tra cứu. Người lao động chỉ cần tra cứu theo mã số BHXH và Số chứng mình thư tại địa chỉ: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-dong-bao-hiem.aspx là có thể nắm bắt qúa trình đóng BHXH của mình. Mặt khác nếu phát hiện công ty vi phạm quyền lợi BHXH, tức là không đóng BHXH cho người lao động thì người lao động có thể phản ánh, kiến nghị hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH của công ty với công đoàn công ty hoặc cơ quan BHXH hoặc cơ quan quản lý Nhà nước về lao động nơi công ty hoạt động để yêu cầu công ty khắc phục hậu quả, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Có được lựa chọn hưởng chế độ hưu trí hoặc BHXH 1 lần?

Ở một ví dụ cụ thể như trường hợp của ông T (sinh năm 1967), tham gia BHXH từ tháng 3/1993 đến 10/2014 (21 năm 7 tháng). Khi nghỉ việc, ông không được nhận chế độ BHXH 1 lần mà phải chờ đến năm 2027 (60 tuổi) để về hưu. Nhưng ông được biết, theo quy định mới ông phải đủ 61 tuổi 9 tháng mới đủ tuổi nghỉ hưu.

Ông T cho rằng, điều này rất bất cập và thiệt thòi cho người lao động như ông. Ông đề nghị BHXH cần có chính sách ưu tiên cho người lao động có thời gian tham gia BHXH dủ 20 năm, như có thể cho lựa chọn hoặc là hướng chế độ BHXH 1 lần, hoặc là chờ đủ tuổi hưởng lương hưu.

Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:

Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định tuổi nghỉ hưu của lao động nam trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của lao động nam trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật BHXH năm 2014 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 của Quốc hội khóa XIII thì người lao động đã đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên chỉ được hưởng BHXH một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Ông T cho rằng, điều này rất bất cập và thiệt thòi cho người lao động như ông. Ông đề nghị BHXH cần có chính sách ưu tiên cho người lao động có thời gian tham gia BHXH dủ 20 năm, như có thể cho lựa chọn hoặc là hướng chế độ BHXH 1 lần, hoặc là chờ đủ tuổi hưởng lương hưu.

Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:

Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định tuổi nghỉ hưu của lao động nam trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của lao động nam trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật BHXH năm 2014 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 của Quốc hội khóa XIII thì người lao động đã đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên chỉ được hưởng BHXH một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Các quy định hiện hành nêu trên với mục tiêu gia tăng số lượng người lao động có cơ hội được thụ hưởng lương hưu hàng tháng khi đủ điều kiện về tuổi đời nhằm đảm bảo cuộc sống tuổi già khi người lao động không còn sức lao động. Đây là ý nghĩa nhân văn cao đẹp của chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.

Đối với kiến nghị của ông T về sửa đổi quy định của pháp luật về việc cho lựa chọn hưởng chế độ hưu trí hoặc chế độ BHXH một lần, do cơ quan BHXH có chức năng, nhiệm vụ thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH nên BHXH Việt Nam xin ghi nhận nội dung kiến nghị này của ông để tham mưu đề xuất với cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xây dựng, sửa đổi chính sách, pháp luật về BHXH.

Bùi Hằng

Bạn đang đọc bài viết Người lao động không được chốt số bảo hiểm khi công ty nợ BHXH?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới