Thứ sáu, 11/10/2024 03:15 (GMT+7)
Thứ bảy, 07/09/2024 10:10 (GMT+7)

Ngọt hóa cát biển - Những bước đi thận trọng cho tương lai

Theo dõi KTMT trên

Trong bối cảnh cát sông ngày càng cạn kiệt, việc “ngọt hóa” cát biển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đang được cho là giải pháp tối ưu và thận trọng.

Gỡ “nút thắt” nguồn cung cát san lấp cho các dự án trọng điểm

Thời gian qua, Chính phủ đã có chủ trương đẩy mạnh các nghiên cứu và ứng dụng vật liệu thay thế cho cát tự nhiên trong xây dựng bằng cách sử dụng cát nghiền nhân tạo, cát biển và các nguồn phế thải như tro xỉ nhiệt điện, xỉ thép, phế thải xây dựng tái chế…

Ngọt hóa cát biển - Những bước đi thận trọng cho tương lai - Ảnh 1

Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú để sử dụng cát nghiền (cát nhân tạo) thay thế cho cát tự nhiên (cát sông) để làm bê tông và vữa. Việc sử dụng cát nhân tạo đã được các bộ, ngành và địa phương quan tâm chỉ đạo. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 9/6/2017, trong đó yêu cầu các bộ, ngành và địa phương đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng khan hiếm cát xây dựng ở một số địa phương, giải pháp sản xuất vật liệu thay thế cát tự nhiên. Đến nay, sản lượng tiêu thụ cát nhân tạo đã tăng lên, chiếm khoảng 20 - 30% lượng dùng cát xây dựng.

Ngoài ra, các dự án có nhu cầu sử dụng nguồn cát san lấp đã chú trọng sử dụng nguồn vật liệu thay thế (tro xỉ nhiệt điện, chất thải từ ngành công nghiệp khác) để góp phần giảm bớt tình trạng khan hiếm cát tự nhiên, hạ giá thành nguồn vật liệu đầu vào, giảm ô nhiễm môi trường.

Để đảm bảo đáp ứng kịp thời nguồn cát đắp cho các dự án giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Giao thông Vận tải đã triển khai Dự án thí điểm sử dụng nguồn cát biển thay thế cát sông. Kết quả thí điểm cho thấy cát biển khu vực các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng đáp ứng các yêu kỹ thuật làm nền đường ô tô, có thể sử dụng cát biển/cát nhiễm mặn đắp nền đường ô tô đối với phạm vi nền đường phía dưới (K95) trong điều kiện nhiễm mặn tương tự như khu vực thí điểm.

Theo kỳ vọng, trong thời gian tới, các vật liệu thay thế trong đó có cát nhân tạo (cát nghiền), các chất thải, phế thải công nghiệp, cũng như cát biển sẽ được sử dụng rộng rãi hơn để thay thế cho cát tự nhiên trong công trình xây dựng nói chung và các công trình san lấp hạ tầng, đắp nền cho các dự án giao thông nói riêng. Một hướng đi khác để giải quyết bài toán thiếu cát đắp nền đường giao thông đó là sử dụng giải pháp xây dựng không cần đến nhiều cát bằng các cầu cạn thay cho đường giao thông phải đắp nền cũng đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu xây dựng.

Có thể thấy, tại nhiều cuộc họp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ đã rất quan tâm, chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng các bộ ngành, địa phương liên quan thực hiện chủ trương sử dụng cát biển thay thế cát sông, đặc biệt đối với các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. Và đặc biệt, nhiều địa phương đã chủ động, quyết tâm, với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, tạo chuyển biến mạnh mẽ, bứt phá.

Ngành tài nguyên và môi trường phát huy nguồn lực khoáng sản

Về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời gian qua, Bộ đã phát huy vai trò nguồn lực khoáng sản, đáp ứng nguồn cung về nguyên vật liệu xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược. Trong đó, Bộ đã chủ động hướng dẫn, thành lập Đoàn công tác liên ngành làm việc với các địa phương tháo gỡ vướng mắc, tập trung cấp phép các mỏ vật liệu san lấp để cung cấp cho các dự án đường cao tốc, các dự án giao thông trọng điểm phía Nam theo chỉ đạo của Chính phủ.

Bộ đã báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến nguồn vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đảm bảo vật liệu san lấp cho dự án giao thông trọng điểm khu vực phía Nam.

Cùng với đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải tham mưu Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long phân bổ, điều phối nguồn cát đắp cho các dự án trong khu vực đáp ứng tiến độ thi công và hoàn thành các dự án.

Để giải quyết khó khăn, vướng mắc, bảo đảm nguồn cát san lấp cho những dự án giao thông trọng điểm, Quốc hội, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều cơ chế đặc thù cung cấp vật liệu cho dự án. Thực hiện chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ ban hành các nghị quyết cho phép áp dụng các "cơ chế đặc thù" trong việc khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp.

Hy vọng rằng, với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc khai thác cát phục vụ các công trình giao thông trọng điểm, giải pháp “ngọt hóa” cát biển sẽ là bước đi thận trọng cho tương lai dài lâu, góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án giao thông, đặc biệt là các dự án tại khu vực phía Nam.

Bạn đang đọc bài viết Ngọt hóa cát biển - Những bước đi thận trọng cho tương lai. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Bài toán bảo tồn rừng ở Hang Kia – Pà Cò
Thiếu nguồn lực tài chính, kèm theo sức ép từ việc đảm bảo đời sống kinh tế cho cộng đồng sinh sống và “điểm nóng” tội phạm là những trở ngại đối với nỗ lực bảo vệ và bảo tồn rừng tại Khu bảo tồn thiên nhân Hang Kia – Pà Cò (Mai Châu, Hoà Bình).

Tin mới

Hà Nội 70 năm chiến đấu, kế thừa và phát huy
Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 mở ra thời kỳ phát triển mới cho Thủ đô và đất nước, đây là một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp ở Việt Nam.