Thứ năm, 03/04/2025 09:11 (GMT+7)
Thứ sáu, 28/10/2022 11:50 (GMT+7)

Nông dân bảo vệ môi trường từ việc sản xuất phân bón hữu cơ

Theo dõi KTMT trên

Để sử dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp hữu ích và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Ban thường vụ Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã xây dựng Đề án “Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phụ phế phẩm nông nghiệp”.

Theo ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, mỗi năm mức tiêu thụ phân bón hữu cơ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh khoảng từ 80 - 90 ngàn tấn. Bên cạnh đó, lượng phân bón hữu cơ các doanh nghiệp trên địa bàn nhập khẩu và sản xuất chỉ đạt khoảng 5 ngàn tấn/năm, người dân sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phụ phẩm nông nghiệp khoảng 5 đến 6 ngàn tấn /năm.

Hiện nay, mỗi năm trên địa bàn tỉnh Nghệ An có hơn 1 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp từ quá trình sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản, để sử dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp hữu ích và tham gia giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn, cải tạo đất, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã xây dựng Đề án “Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phụ phế phẩm nông nghiệp” và có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan trong việc thực hiện đề án.

Nông dân bảo vệ môi trường từ việc sản xuất phân bón hữu cơ - Ảnh 1
Mỗi năm trên địa bàn tỉnh Nghệ An có hơn 1 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp.

Trước đây, các cấp hội đã triển khai một số hoạt động nhằm bảo vệ môi trường như: mô hình “Thu gom, xử lý phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp” cho 36 hội viên nông dân tham gia tại 06 đơn vị: Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Thanh Chương, Nam Đàn; Tổ chức tập huấn trang bị kiến thức cho 300 cán bộ, hội viên nông dân về phương pháp xử lý phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ vi sinh và hướng dẫn xây dựng hố ủ phân và hệ thống khí. Nhưng những hoạt động này chưa đồng bộ, chưa trở thành phong trào phát triển rộng rãi trong toàn dân. Vì thế, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tiến hành thực hiện Đề án “Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp”.

Đề án được xây dựng với các nội dung chính là tuyên truyền cho hội viên nông dân trên toàn tỉnh hiểu rõ hơn về lợi ích của phân hữu cơ, về nông nghiệp tuần hoàn. Bên cạnh đó, làm thay đổi tư duy cho người dân về việc sử dụng phân bón hợp lý, tránh lạm dụng phân vô cơ làm ảnh hưởng đến môi trường sống của đất cũng như nguồn nước.

Đề án được xây dựng nhằm hạn chế được tình trạng người dân sau khi thu hoạch mùa đã trực tiếp đốt rơm rạ ngay trên chính đồng ruộng mình sản xuất. Điều đó, càng làm cho môi trường không khí thêm ô nhiễm, đất bị chai sần và đặc biệt là những vi sinh vật có lợi cho đất bị chết cho tác động đốt của người dân.

“Hàng năm, có trên 90% hội viên, nông dân được tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; về lợi ích sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp. Mỗi năm có ít nhất 40.000 hội viên nông dân được tập huấn, hướng dẫn phương pháp sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp. Bình quân mỗi năm nông dân toàn tỉnh sản xuất được 60.000 tấn phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp”, ông Nguyễn Quang Tùng – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nghệ An cho biết.

Quang Trường

Bạn đang đọc bài viết Nông dân bảo vệ môi trường từ việc sản xuất phân bón hữu cơ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới

Thay đổi công suất sản xuất và bổ sung sản phẩm: Dự án có phải xin cấp lại giấy phép môi trường?
Tình huống pháp lý của một công ty hoạt động sản xuất vật tư y tế đã được cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, nay có kế hoạch nhằm bổ sung thêm một mã sản phẩm mới, tăng công suất sản xuất lên 21% so với trước đây.