Thứ sáu, 22/11/2024 00:38 (GMT+7)
Thứ tư, 26/10/2022 11:50 (GMT+7)

Chè Shan tuyết giúp nông dân miền núi Nghệ An thoát nghèo

Theo dõi KTMT trên

Nhờ trồng chè Shan tuyết mà người dân ở huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) có công việc ổn định, góp phần xóa đói, giảm nghèo, giảm thiểu các tệ nạn xã hội.

Chè Shan tuyết là loại chè thơm ngon có hương vị thanh mát và hậu vị ngọt ngào, thường được trồng ở những vùng núi cao, nơi cói sự chênh lệnh nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn. Điểm đặc trưng dễ nhận thấy nhất của chè Shan tuyết chính là màu trắng như tuyết của sợi chè. Màu trắng của búp chè được tạo ra bởi những sợi lông tơ nhỏ li ti bám dầy quanh búp. Búp chè tươi khi còn ở trên cây đã được bao phủ bởi lớp lông trắng bạc này. Đó là cơ chế tự bảo vệ của búp chè để chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên.

Năm 2003, những cây chè Shan tuyết đầu tiên được trồng tại huyện Kỳ Sơn. Thích hợp với thổ nhưỡng và thời tiết nơi đây, loại cây chè này sinh trưởng tốt, búp to, cho năng xuất cao. Nhận thấy có thể phát triển kinh tế giúp bà con xóa đói, giảm nghèo, Chính quyền địa phương đã vận động bà con nhân dân trồng chè Shan tuyết thay vì trồng các cây nông nghiệp truyền thống mang lại hiệu quả kinh tế thấp. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 400ha cho thu hoạch đạt gần 1.400 tấn/năm. Huyện Kỳ Sơn cũng đã thông qua đề án phát triển cây trồng chủ lực theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo tiêu chuẩn OCOP giai đoạn 2021 – 2025. Trong đó, cây chè Shan tuyết là cây trồng chủ lực.

Chè Shan tuyết giúp nông dân miền núi Nghệ An thoát nghèo - Ảnh 1
Cây chè Shan tuyết phát triển mạnh mẽ trên vùng đất miền núi Kỳ Sơn.

Bà Đặng Thị Hoa - Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp, sản xuất chè hữu cơ xã Huồi Tụ (Kỳ Sơn) cho biết, chè Shan tuyết ở Huồi Tụ khi pha sẽ có màu vàng đượm như màu của mật ong chứ không xanh như những loại trà khác. Độ thơm của chè khi pha không khác biệt với nguyên gốc Shan tuyết cổ thụ mọc tự nhiên ở Hà Giang hay Yên Bái. Chè Shan tuyết nơi đây được khách hàng đánh giá cao về chất lượng.

Ông Hùa trú tại bản Huồi Khả, xã Huồi Tụ (Kỳ Sơn) cho biết, cách đây hơn 20 năm, đồng bào dân tộc Mông ở địa phương chỉ biết trồng cây thuốc phiện. Sau khi loại cây này bị cấm thì bà con chuyển sang trồng ngô, lúa. Tuy nhiên, năng suất rất thấp. Năm 2003, chính quyền địa phương đã vẫn động người đân trồng chè Shan tuyết. Đến nay, nhà nào ở bản cũng trồng chè, nhà ít 2ha, nhiều thì 7ha. Đối với đồng bào người Mông, không có gì thay thế được cây chè. Nhờ cây chè mà chúng tôi thoát được cái nghèo, cái khổ”.

Ông Hạ Bá Lỳ - Phó Chủ tịch UBND xã Huồi Tụ (Kỳ Sơn) cho biết: “Toàn xã có khoảng 200ha chè Shan tuyết đang cho thu hoạch. Nhờ trồng chè mà nhiều người dân địa phương có công việc ổn định, góp phần xóa đói, giảm nghèo, giảm thiểu các tệ nạn xã hội. Trong thời gian tới, xã tiếp tục tuyên truyền vận động người dân mở rộng diện tích”.

Huyện Kỳ Sơn đang thực hiện mở rộng quy mô trồng chè, để đưa thương hiệu chè Shan tuyết Huồi Tụ, Mường Lống, Na Ngoi lên tầm cao mới, đem lại giá trị thu nhập cao cho người dân. Theo định hướng của huyện, mỗi năm vùng chè của 3 xã nói trên sẽ cố gắng trồng mới từ 50 – 70 ha chè theo mô hình chè chất lượng cao, ông Nguyễn Hữu Minh – Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn chia sẻ.

Quang trường

Bạn đang đọc bài viết Chè Shan tuyết giúp nông dân miền núi Nghệ An thoát nghèo. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.