Thứ bảy, 27/07/2024 06:49 (GMT+7)
Thứ ba, 14/11/2023 08:00 (GMT+7)

Nghệ An: Điểm tên những “ông lớn” bị kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động khoáng sản

Theo dõi KTMT trên

UBND tỉnh Nghệ An vừa có Quyết định số 3404/QĐ-UBND về việc thành lập đoàn liên ngành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động khoáng sản với danh sách 23 doanh nghiệp trên địa bàn huyện Quỳ Hợp .

Danh sách 23 doanh nghiệp sẽ được đoàn liên ngành thành lập theo Quyết định số 3404/QĐ-UBND ngày 20/10/2023 của UBND tỉnh Nghệ An thực hiện kiểm tra. Theo đó có thể kể đến một số doanh nghiệp quen thuộc như: Công ty CP Sản xuất và Công nghệ nhựa Pha Lê (khu vực cấp phép tại thung Hung, xã Châu Tiến); Công ty CP Khai thác Khoáng sản Quang Sơn (khu vực cấp phép tại thung Sa Nhân, xã Châu Lộc); Công ty TNHH Vi Tiếp (khu vực cấp phép tại bản Thắm, xã Châu Cường); Công ty TNHH Hợp Thịnh (khu vực cấp phép tại thung Xụ, xã Liên Hợp); Công ty CP Khoáng sản Nghệ An (khu vực cấp phép tại xã Châu Hồng, xã Châu Tiến); Công ty TNHH Đồng Lợi (khu vực cấp phép tại xã Châu Cường);…

Nghệ An: Điểm tên những “ông lớn” bị kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động khoáng sản - Ảnh 1
Nghệ An: Điểm tên những “ông lớn” bị kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động khoáng sản - Ảnh 2
Danh sách 23 doanh nghiệp bị kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động khoáng sản. Ảnh: Tuấn Quỳnh

Đoàn liên ngành gồm các thành viên Sở Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tư pháp, Lao động-Thương binh và Xã hội; Công thương, Công an tỉnh, Cục Thuế và UBND huyện Quỳ Hợp. Đoàn do ông Võ Văn Ngọc, Phó Giám đốc Sở TN&MT làm Trưởng đoàn.

Liên quan đến nội dung kiểm tra, đoàn liên ngành sẽ kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản, đất đai, môi trường, chấp hành thiết kế mỏ, an toàn lao động, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, thực hiện nghĩa vụ tài chính, thuế và pháp luật khác có liên quan của các doanh nghiệp thuộc đối tượng kiểm tra. Niên độ kiểm tra từ ngày 01/01/2018 đến thời điểm kiểm tra. Kết thúc kiểm tra, đoàn liên ngành sẽ tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý và kiến nghị UBND tỉnh giải quyết các vấn đề theo thẩm quyền. Thời hạn kiểm tra trong 90 ngày, kể từ ngày công bố.

Trước đó, vào năm 2021 và năm 2022, UBND tỉnh Nghệ An đã thành lập hai đoàn liên ngành theo các Quyết định số 3892/QĐ-UBND ngày 21/10/2021, 1505/QĐ-UBND ngày 02/6/2022. Hai đoàn liên ngành sau đó đã thực hiện kiểm tra 32 giấy phép khai thác khoáng sản của 22 tổ chức và kiểm tra trách nhiệm quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản của UBND các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Nam Đàn.

Qua kiểm tra, các đoàn kiểm tra đã phát hiện làm rõ nhiều tồn tại, vi phạm quy định pháp luật về đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, vật liệu nổ công nghiệp, an toàn lao động, chấp hành pháp luật thuế… Đồng thời, cơ quan chức năng cũng đã chỉ rõ ra những hạn chế, tồn tại của UBND các huyện trong quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản.

Từ việc phát hiện, làm rõ các hành vi vi phạm, đoàn liên ngành đã lập biên bản vi phạm hành chính, chuyển hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, Cục Thuế và Chủ tịch UBND các huyện liên quan xử phạt vi phạm hành chính đối với 22 tổ chức. Tổng số tiền xử phạt, truy thu thuế là gần 25 tỷ đồng.

Tuấn Quỳnh

Bạn đang đọc bài viết Nghệ An: Điểm tên những “ông lớn” bị kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động khoáng sản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

An Giang sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống thiên tai
Từ tháng 7 đến tháng 12 năm nay, An Giang dự báo lượng mưa cao hơn trung bình hàng năm. Mùa mưa có thể kéo dài, gây nguy cơ ngập lụt cao. Do đó, tỉnh sẽ tăng cường cảnh báo và chủ động ứng phó trước tình hình phức tạp này .

Tin mới

LỜI ĐIẾU đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Lời điếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc tại Lễ Truy điệu ngày 26/7/2024.
Thực hành ESG: Không dễ để triển khai!
Dù các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của bộ tiêu chuẩn đo lường các yếu tố liên quan đến định hướng chiến lược và hoạt động phát triển bền vững (ESG) nhưng thực tiễn thực hành lại đang gặp nhiều khó khăn.