Thứ sáu, 28/06/2024 12:37 (GMT+7)
Chủ nhật, 23/06/2024 14:00 (GMT+7)

Đà Lạt trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao của Đông Nam Á năm 2030

Theo dõi KTMT trên

Theo Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Đà Lạt sẽ trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực Đông Nam Á vào năm 2030.

Đà Lạt trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao của Đông Nam Á năm 2030 - Ảnh 1

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang trao Quyết định quy hoạch cho lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng.

Ngày 23/6, UBND tỉnh Lâm Đồng đã long trọng tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào tỉnh Lâm Đồng với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, cùng lãnh đạo các bộ, ban ngành và lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng.

Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/12/2023. Theo đó, giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Lâm Đồng sẽ xây dựng để trở thành tỉnh phát triển toàn diện; xây dựng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận thành trung tâm du lịch chất lượng cao mang tầm khu vực Đông Nam Á, là trung tâm giáo dục, đổi mới sáng tạo.

Đến năm 2030, Lâm Đồng trở thành “thiên đường xanh” với sức hút của các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng - sinh thái - chăm sóc sức khỏe - thể thao cao cấp hàng đầu Việt Nam và Đông Nam Á.

Theo đó, phương án tổ chức hoạt động kinh tế, xã hội của Lâm Đồng sẽ xoay quanh 3 tiểu vùng động lực. Cụ thể, tiểu vùng 1 gắn với cao nguyên Lang Biang, bao gồm Đà Lạt (sáp nhập Lạc Dương) - Đức Trọng - Đơn Dương - Lâm Hà (thị trấn Nam Ban và các xã Mê Linh, Đông Thanh, Gia Lâm, Nam Hà). Đây là vùng trọng điểm, có vai trò là khu vực động lực phát triển của tỉnh, là trung tâm du lịch cao cấp quốc gia có ý nghĩa quốc tế. Trong đó, TP. Đà Lạt là hạt nhân của vùng, huyện Đức Trọng san sẻ chức năng trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh với TP. Đà Lạt.

Đà Lạt trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao của Đông Nam Á năm 2030 - Ảnh 2
TP. Đà Lạt nhìn từ trên cao.

Tiểu vùng 2 gắn với cao nguyên Di Linh, bao gồm Di Linh - Đam Rông, Lâm Hà (thị trấn Đinh Văn, xã Đạ Đờn, Phú Sơn, Phi Tô, Tân Văn, Tân Hà, Liên Hà, Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Tân Thanh). Trong đó, thị trấn Di Linh là hạt nhân của vùng. Đây là vùng sản xuất cây công nghiệp, chăn nuôi, công nghiệp chế biến và dịch vụ du lịch; trong đó đô thị Di Linh là trung tâm của vùng.

Tiểu vùng 3 gắn với cao nguyên Bảo Lộc, bao gồm Bảo Lộc - Bảo Lâm - Đạ Huoai mới (Đạ Huoai - Đạ Tẻh - Cát Tiên hiện hữu). Trong đó, TP. Bảo Lộc là hạt nhân của tiểu vùng. Đây là tiểu vùng kinh tế động lực phía Tây Nam tỉnh, là đầu mối kết nối phát triển kinh tế - xã hội với các huyện trong tỉnh, khu vực Đông Nam bộ, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.

Với phương án cụ thể, Lâm Đồng sẽ tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, tăng năng suất, đổi mới, sáng tạo; tập trung phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ; cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt 170 triệu đồng/người.

Đà Lạt trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao của Đông Nam Á năm 2030 - Ảnh 3
Một khu nghỉ dưỡng cao cấp ở Đà Lạt được thiết kế theo kiến trúc Pháp.

Bên cạnh đó, địa phương cũng tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; quản lý và bảo vệ rừng; xử lý ô nhiễm môi trường; bảo vệ các giá trị cốt lõi về thiên nhiên và lịch sử văn hóa. Mục tiêu đến năm 2050, tỉnh Lâm Đồng đạt các tiêu chuẩn để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương hiện đại, có bản sắc, xanh, thông minh và đáng sống.

Một số dự án trọng tâm, trọng điểm: Khu du lịch quốc gia Đankia - Suối vàng; cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc; Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương; Cao tốc Nha Trang Liên Khương (CT.25); Nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Liên Khương từ cấp 4D thành cấp 4E; Tổ hợp nhà máy tuyến bauxit và chế biến Alumin, nhôm và các sản phẩm từ nhôm; Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt; Khu đô thị Liên Khương Prenn; Khu đô thị phía Đông Đà Lạt; Khu đô thị phía Tây Đà Lạt; Khu công nghiệp Phú Bình; Cảng cạn tại huyện Đức Trọng và thành phố Bảo Lộc…

Võ Chí Kiên - Bình Thuận

Bạn đang đọc bài viết Đà Lạt trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao của Đông Nam Á năm 2030. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ninh Bình: Phát triển sản phẩm chủ lực gắn với phục vụ du lịch
Tỉnh Ninh Bình định hướng phát triển sản phẩm chủ lực, đặc sản của địa phương theo 5 tiểu vùng sinh thái gắn với phục vụ du lịch. Tỉnh này sẽ đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại thông qua nhiều hình thức, đặc biệt là sàn giao dịch thương mại điện tử.

Tin mới