Thứ bảy, 23/11/2024 03:54 (GMT+7)
Thứ bảy, 10/08/2019 10:50 (GMT+7)

Mưa nhỏ nhưng lũ lớn, Đà Lạt đang "hấp hối"?

Theo dõi KTMT trên

Vừa qua, những trận mưa có cường độ trung bình nhưng lại khiến tỉnh Lâm Đồng, đặc biệt là TP Đà Lạt đã xuất hiện những trận lũ lớn.

Trung ương kiểm tra công tác khắc phục hậu quả thiên tai ở Thanh Hóa

Từ các số liệu của các cơ quan tỉnh Lâm Đồng, các chuyên gia nhìn nhận tỉnh Lâm Đồng đang gánh chịu hậu quả của nông nghiệp lạm dụng nhà kính, xây dựng nhà cửa mật độ cao. Hai tác nhân này khiến cho hệ số thấm, thoát nước giảm nghiêm trọng. Lượng nước không thấm được đổ ra suối trong thời gian ngắn khiến nước dâng cao đột ngột tạo lũ với tốc độ chảy mạnh.

Do đó, chỉ cần một trận mưa có cường độ trung bình kéo dài cũng đủ để khiến lũ lớn xảy ra khắp nơi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Cao điểm đợt lũ là ngày 8/8, lượng mưa ở TP Đà Lạt được ghi nhận chỉ khoảng 23mm/24h. Khu vực nội ô TP Đà Lạt xuất hiện nhiều điểm ngập kéo dài khoảng 1 giờ như hạ lưu suối Cam Ly (khu dân cư Mạc Đỉnh Chi), khu vực hồ Than Thở, bờ hồ Xuân Hương khu vực Vườn hoa Thành phố.

Huyện Lạc Dương nằm ở lân cận TP Đà Lạt có lũ lớn xuất hiện ở nhiều điểm tàn phá hơn 200ha ruộng vườn và nhà cửa, cô lập hơn 50 hộ dân trong nhiều giờ.

Theo tiến sĩ Lâm Ngọc Tuấn - Trưởng khoa Môi trường Đại học Đà Lạt, lũ ở Đà Lạt và vùng lân cận có tần suất ngày càng dày hơn trong 7 năm gần đây có nguyên nhân rất lớn từ việc gia tăng ồ ạt diện tích sản xuất nông nghiệp trong nhà kính, nhất là vùng nông nghiệp dọc hai bên suối Cam Ly - con suối xương sống có vai trò dẫn nước và thoát nước cho TP Đà Lạt.

Mưa nhỏ nhưng lũ lớn, Đà Lạt đang "hấp hối"? - Ảnh 1
Khu dân cư hạ lưu suối Cam Ly (Đà Lạt) bị ngập sâu vào rạng sáng ngày 8/8. Ảnh: TTO.

Theo Bộ NN&PTNT, tính đến thời điểm năm 2018, rừng Tây Nguyên có độ che phủ chỉ còn 46%. Chỉ riêng Lâm Đồng đã mất 90.000ha rừng chỉ trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến nay. Tốc độ mất rừng của Tây Nguyên cao nhất trong khoảng thời gian trước năm 2016 (thời điểm đóng cửa rừng). Câu chuyện nhà kính trở nên đáng lo ngại hơn khi diện tích che phủ rừng nội ô của Đà Lạt đang dưới 45%.

Tiến sĩ Vũ Ngọc Long - nguyên viện trưởng Viện sinh thái học miền Nam cho biết: "Tôi cho rằng, đối với một vùng khí hậu đặc biệt như Đà Lạt thì đó là sự thay đổi nghiêm trọng, có thể dùng từ khủng khiếp và đến lúc khó vãn hồi. Không chỉ tôi mà nhiều nhà khoa học đã cảnh báo với cơ quan chức năng rằng nhà kính đã và đang phá huỷ cảnh quan mộng mơ và và 'sức khoẻ' hệ sinh thái của Đà Lạt".

Những so sánh khác cho thấy, diện tích nhà kính hiện nay đã gấp 5 lần so với 5 năm trước đó. Hiện trạng xây dựng nhà kính được phát triển một cách tự do và gần như thả nổi tùy vào "sức mạnh" của từng hộ gia đình. Cơ quan địa phương dường như không có ý định quản lý việc phát triển nhà kính tại khu vực vườn của giai đoạn hay đất thuê mướn.

Mưa nhỏ nhưng lũ lớn, Đà Lạt đang "hấp hối"? - Ảnh 2
Khu vực hàng chục hecta nhà kính nằm trong một thung lũng nhỏ. Đây cũng là khu vực đồi núi đã bị san gạt để làm nông. Ảnh: TTO.

Được biết, theo định hướng của tỉnh Lâm Đồng, đến năm 2020, diện tích canh tác rau khoảng 20.000ha, trong đó 75% diện tích ứng dụng công nghệ cao; diện tích canh tác hoa khoảng 2.800ha, trong đó 90% diện tích ứng dụng công nghệ cao. Điều đó có nghĩa là chỉ 1 năm nữa thôi, nhà kính và nhà lưới sẽ phát triển nhiều hơn nữa theo quy hoạch chung.

Bạn đang đọc bài viết Mưa nhỏ nhưng lũ lớn, Đà Lạt đang "hấp hối"?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới