Chủ nhật, 06/04/2025 22:00 (GMT+7)
Thứ tư, 26/10/2022 15:50 (GMT+7)

Miền Bắc chuẩn bị bước vào "mùa ô nhiễm không khí"

Theo dõi KTMT trên

Thời điểm các tỉnh miền Bắc bắt đầu bước vào mùa đông cũng là thời điểm ô nhiễm không khí, bụi mịn gia tăng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho sinh vật khác như động vật và cây lương thực, nó có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng. Hoạt động của con người và các quá trình tự nhiên có thể gây ra ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí trong nhà và chất lượng không khí đô thị kém được liệt kê là hai trong số các vấn đề ô nhiễm độc hại tồi tệ nhất trên thế giới theo báo cáo của Viện Công nghiệp Blacksmith Institute vào năm 2008.

Miền Bắc chuẩn bị bước vào "mùa ô nhiễm không khí" - Ảnh 1
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Ô nhiễm không khí khiến hơn 3 triệu người chết sớm mỗi năm, nó đe dọa gần như toàn bộ cư dân thành phố lớn tại những nước đang phát triển. Theo đài Fox News 80% các thành phố trên thế giới không đáp ứng được tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về chất lượng không khí, trong đó chủ yếu tập trung ở các nước nghèo. WHO cho biết mức độ ô nhiễm không khí đô thị toàn cầu đã tăng 8% bất chấp những cải thiện ở một số vùng. Điều này dẫn đến nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch, ung thư phổi cùng hàng loạt vấn đề về đường hô hấp.

Tình trạng ô nhiễm không khí đáng báo động tại Việt Nam

Thời gian gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam nhất là ở các đô thị lớn phía Bắc đang ở mức báo động. Ước tính năm 2018, 9/10 người dân phải hít thở không khí chứa hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao. Ở Việt Nam, có khoảng 60000 người chết mỗi năm có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Miền Bắc chuẩn bị bước vào "mùa ô nhiễm không khí" - Ảnh 2
Tình trạng ô nhiễm không khí đáng báo động tại Hà Nội. 

Ngoài ô nhiễm không khí bên ngoài, ô nhiễm không khí do khói thải từ các hộ gia đình là nguy cơ sức khỏe rất lớn đối với những người nấu ăn và sưởi ấm gia đình bằng nhiên liệu sinh khối và than đá. Trên thế giới, năm 2016, khoảng 3,8 triệu ca tử vong sớm có thể do ô nhiễm không khí tại hộ gia đình. Ở cả khu vực thành phố và nông thôn được ước tính gây ra 4,2 triệu ca tử vong sớm trên toàn cầu mỗi năm; tỷ lệ tử vong này là do phơi nhiễm đối với các hạt bụi mịn với đường kính bằng hoặc nhỏ hơn 2,5 micro-mét, gây ra các bệnh tim mạch, hô hấp và ung thư.

Đặc biệt trong những năm gần đây, khi các tỉnh miền Bắc bước sang mùa đông, thời tiết hanh khô, tình trạng ô nhiễm không khí trở nên nghiêm trọng. Tại Hà Nội, các lớp bụi mịn kết thành các làn sương mù bao trùm thành phố khiến tầm nhìn xa giảm, các tòa nhà cao tầng gần như “biến mất”. Trong các ngày này, một phần do thời tiết hanh khô cùng với hiện tượng nghịch nhiệt làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí. Giá trị của thông số bụi mịn PM2.5 thường cao hơn trong thời gian ban đêm và sáng sớm.

Theo ứng dụng PamAir, vào lúc 8h sáng nay, đa số điểm quan trắc tại Hà Nội cho chỉ số chất lượng không khí AQI ở mức màu cam (không lành mạnh cho các nhóm nhạy cảm). Cá biệt có các địa điểm: Giảng Võ (chỉ số 160, màu đỏ, không lành mạnh), hay đường Nguyễn Văn Huyên (chỉ số 207, màu tím, rất không lành mạnh).

Một số giải pháp bảo vệ sức khỏe trước ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí cùng thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô hấp phát triển, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Chưa kể những tác hại lâu dài của khói bụi, đặc biệt là bụi mịn, gây ra với sức khỏe con người. Cần có những biện pháp hạn chế ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người và giảm thiểu tình trạng này.

Miền Bắc chuẩn bị bước vào "mùa ô nhiễm không khí" - Ảnh 3
Đeo khẩu trang thường xuyên để bảo vệ sức khỏe. 

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dân, nhất là nhóm người già, trẻ em, người đang mắc bệnh hô hấp mãn tính nên hạn chế ra ngoài vào thời điểm chỉ số ô nhiễm không khí quá cao, gây nguy hiểm. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, mọi người cần trang bị mũ, áo, khẩu trang và kính để hạn chế tác hại của ô nhiễm không khí. Đặc biệt, người dân cần đeo khẩu trang đạt chuẩn khi ra đường nhất là người già và trẻ nhỏ. Như vậy sẽ có thể hạn chế tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm. Nên chọn các loại khẩu trang đảm bảo chất lượng, có khả năng lọc các hạt bụi mịn.

Ngoài ra, người dân cần thường xuyên vệ sinh mắt, mũi. Thói quen này giúp loại bỏ những vi khuẩn, bụi bẩn dính ở trong khoang mắt, mũi, họng, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Một ngày nên duy trì xịt mũi, rửa mắt, súc miệng 2 lần với nước muối sinh lý nhằm hạn chế tác nhân gây các bệnh về hô hấp. Cần chú ý vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, lưu thông không khí và xây dựng chế độc ăn uống phù hợp, bảo vệ cơ thể từ bên trong.

Linh Chi

Bạn đang đọc bài viết Miền Bắc chuẩn bị bước vào "mùa ô nhiễm không khí". Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới

Phiêu du “Thung Nham nơi chốn ngàn năm”
Đọc “Thung Nham nơi chốn ngàn năm” của tác giả Phạm Hồng Điệp người đọc như cảm thụ được những sắc thái, nhịp đò khi rong ruổi trên dòng sông lịch sử.