Thứ sáu, 04/10/2024 02:42 (GMT+7)
Thứ ba, 03/09/2024 15:21 (GMT+7)

Lượng khách du lịch dịp 2/9 khởi sắc

Theo dõi KTMT trên

Trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, các địa phương như Thanh Hóa, TP.HCM, Kon Tum... đều ghi nhận lượng khách du lịch tăng trưởng tốt.

Lượng khách du lịch dịp 2/9 khởi sắc - Ảnh 1
 Rất đông du khách đổ về biển Sầm Sơn du lịch.

Sa Pa là điểm thu hút khách bậc nhất miền Bắc với công suất phòng 80-90%. Trong ngày 31/8 và 1/9, du khách di chuyển trong phố khó khăn vì đường nhỏ, lượng xe cá nhân đổ lên đông.

Trong hai ngày đầu nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 (31/9 và 1/9), tổng khách du lịch đến các điểm tham quan, du lịch trên toàn tỉnh Quảng Ninh ước đạt 289.000 lượt, bằng 134% cùng kỳ năm 2023. Hạ Long thu hút khách nhất tỉnh với 67.700 lượt, tiếp đến là Móng Cái, Vân Đồn với 22.000 lượt khách.

Tại Thanh Hóa, dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, toàn tỉnh đã đón 395.700 lượt khách, tăng 20,4% so với kỳ nghỉ lễ năm 2023. Trong đó, khách lưu trú đạt 140.500 lượt khách (chiếm 35,5% tổng lượng khách). Công suất sử dụng phòng lưu trú toàn tỉnh đạt từ 35% - 37%, riêng Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông công suất sử dụng phòng đạt 100%. Tổng doanh thu toàn tỉnh đạt 870,5 tỷ đồng, tăng 31,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Ở miền Trung, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên, nằm trên địa bàn xã Kim Liên huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, dự kiến đón 3.000 đoàn khách và hàng chục nghìn lượt khách tới thăm dịp 2/9. Đây là quần thể di tích gắn liền với tuổi thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách thành phố Vinh 15 km.

Tại Khánh Hòa, ước tính trong 4 ngày nghỉ lễ 2/9 (từ ngày 31/8 đến 3/9), tỉnh này đón hơn 175. 200 lượt khách lưu trú, tăng 14,6% so với đợt lễ năm 2023. Doanh thu từ khách du lịch ước đạt 756,3 tỷ đồng, tăng 14,2%. Công suất phòng bình quân của các cơ sở lưu trú khoảng 70,86%, trong đó, một số cơ sở lưu trú ở Bãi Dài và một số khu nghỉ dưỡng đẹp ở Nha Trang có công suất phòng trên 90%; khu vực Thành phố Nha Trang có công suất bình quân khoảng từ 60% trở lên (chủ yếu tập trung vào phân khúc 3 - 5 sao và tương đương), một số khách sạn ven đường biển Trần Phú có công suất trên 70%.

Trung tâm du lịch Măng Đen (Kon Tum) đã đón khoảng 30.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9. Đáng chú ý, những dự báo lạc quan nhất trước kỳ nghỉ lễ của chính quyền huyện Kon Plông đưa ra cũng chỉ ước đoán khoảng 20.000 lượt khách. Do đó, lượng khách đón được thực tế tại Măng Đen trong dịp này đã vượt 1,5 lần so với dự báo. Tính từ đầu năm 2024 tới nay thị trấn du lịch này đã đón được gần 1 triệu lượt khách.

Còn theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên cho biết tổng lượt khách du lịch đến tỉnh này dịp lễ Quốc khánh 2/9 đạt 46.500 lượt, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Công suất sử dụng phòng trung bình khoảng 60%, riêng tại một số khách sạn có quy mô lớn và khách sạn khu vực gần biển công suất phòng vào ngày 31/8 -1/9 đạt khoảng 80 - 100%. Tổng thu từ khách du lịch đạt 93 tỷ đồng tăng 46% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu lưu trú đạt 16,6 tỉ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, khách tham quan tại di tích quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa, di tích quốc gia đặc biệt Tháp Nhạn và danh thắng Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh từ ngày 31/8 đến 1/9 đạt 9.664 lượt khách.

TP.HCM ước tính có khoảng 980.000 lượt khách du lịch, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023 (năm 2023 là 960.000 lượt). Doanh thu du lịch của địa phương trong 4 ngày nghỉ lễ 2/9 năm nay ước đạt 2.940 tỷ đồng, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2023 (năm 2023 là 2.890 tỷ đồng).

Phương Thúy

Bạn đang đọc bài viết Lượng khách du lịch dịp 2/9 khởi sắc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

"Ăn rừng" từ bán tín chỉ carbon
Người xưa có câu “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, để nói về việc tàn phá rừng sẽ chịu hậu quả. Nhưng giờ đây, “ăn rừng” không còn “rưng rưng” nữa, nhờ tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng. Đó là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế xanh, bền vững.

Tin mới

"Ăn rừng" từ bán tín chỉ carbon
Người xưa có câu “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, để nói về việc tàn phá rừng sẽ chịu hậu quả. Nhưng giờ đây, “ăn rừng” không còn “rưng rưng” nữa, nhờ tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng. Đó là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế xanh, bền vững.