Thứ sáu, 22/11/2024 23:03 (GMT+7)
Thứ ba, 08/06/2021 06:30 (GMT+7)

Loài vượn lớn mất khoảng 90% môi trường sống do nóng lên toàn cầu và tàn phá môi trường

Theo dõi KTMT trên

Theo một nghiên cứu mới, sự nóng lên toàn cầu và sự tàn phá môi trường của con người sẽ hủy hoại 90% môi trường sống của loài vượn lớn - họ hàng gần gũi nhất với loài người - ở Châu Phi trong những thập kỷ tới.

Các nhà nghiên cứu đến từ gần 50 trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức bảo tồn cho biết, sẽ có hai trường hợp xảy ra. Trường hợp thứ nhất là vào năm 2050, phạm vi tổn thất dự kiến sẽ là 85% và trường hợp thứ hai là phạm vi tổn thất vào khoảng 94%. Hai con số này chênh nhau không nhiều và đều thực sự tồi tệ. 50% lãnh thổ bị mất dự kiến sẽ nằm trong các công viên quốc gia và các khu bảo tồn khác.

Tất cả các loài vượn lớn (khỉ đột, tinh tinh, đười ươi) đều đã bị đe dọa tuyệt chủng hoặc rất nguy cấp. Khủng hoảng khí hậu cùng với sự tàn phá các khu vực hoang dã để khai thác khoáng sản, lấy gỗ và thực phẩm của con người được cho là nguyên nhân chính làm giảm mạnh môi trường sống của những loài vượn này vào năm 2050.

Loài vượn lớn mất khoảng 90% môi trường sống do nóng lên toàn cầu và tàn phá môi trường - Ảnh 1
Khỉ đột vùng đất thấp phía Tây trong Vườn quốc gia Dzanga-Ndoki, Cộng hòa Trung Phi

Hầu hết các loài vượn lớn thích môi trường sống ở vùng đất thấp, nhưng biến đổi khí hậu sẽ khiến một số vùng đất thấp nóng hơn, khô hơn và không còn thích hợp làm môi trường sống cho chúng.

Trước thực tế đó, khu đất cao sẽ là vùng thích hợp hơn nhiều. Tuy vậy, ở những nơi không có vùng đất cao, loài vượn sẽ không còn nơi nào để đi. Hơn nữa, vượn lớn không có khả năng di cư như các loài khác, do chúng sinh sản chậm, mật độ quần thể thấp và có chế độ ăn cụ thể, khó thay đổi theo môi trường sống.

"Biến đổi khí hậu sẽ khiến các loại thảm thực vật khác nhau dịch chuyển dần lên cao, do đó, tất cả các loài động vật phụ thuộc vào các loại môi trường sống cụ thể, không chỉ riêng vượn lớn, sẽ buộc phải di cư lên vùng đất cao hơn. Tuy vậy, ở một số nơi chỉ có các ngọn đồi thấp, nên nhiều loài sẽ không thể lên cao hơn. Điều đó dẫn đến số lượng lớn động, thực vật sẽ biến mất", nhà nghiên cứu Fiona Maisels cho biết.

Hjalmar Kühl - chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu đa dạng sinh học tích hợp của Đức nhấn mạnh: "Toàn cầu cần có trách nhiệm trong việc ngăn chặn sự suy giảm của loài vượn lớn. Tất cả các quốc gia được hưởng lợi từ những nguồn tài nguyên cũng cần đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn cho chúng, bảo vệ môi trường sống của chúng và những người sống ở đó".

Mai Đan

Bạn đang đọc bài viết Loài vượn lớn mất khoảng 90% môi trường sống do nóng lên toàn cầu và tàn phá môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới