Thứ bảy, 23/11/2024 02:25 (GMT+7)
Thứ năm, 04/11/2021 07:00 (GMT+7)

Liên Hợp Quốc cảnh báo thế giới đang nóng nhất trong 7 năm qua

Theo dõi KTMT trên

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) mới công bố năm 2021 đứng ở năm thứ 7 nóng nhất từng được ghi nhận. Sự nóng lên toàn cầu gây ra những hậu quả sâu rộng đối với các thế hệ hiện tại và tương lai.

WMO phát hiện ra rằng nhiệt độ trung bình của năm 2021 cao hơn khoảng 1,09 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp. Và nhiệt độ trung bình trong 20 năm qua (2002-2021) lần đầu tiên vượt ngưỡng biểu tượng là 1 độ C so với giữa thế kỉ 19, khi con người bắt đầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở quy mô công nghiệp.

Điều này sẽ “là mối quan tâm của các đại biểu dự COP26 với mong muốn giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng lên trong giới hạn đã thỏa thuận tại Paris sáu năm trước” – Stephen Belcher, nhà khoa học trưởng tại Văn phòng Khí tượng Anh cho biết.

Theo Thỏa thuận Paris năm 2015, các quốc gia đồng ý giới hạn mức độ nóng lên toàn cầu ở mức “thấp hơn” 2 độ C so với mức tiền công nghiệp và 1,5 độ nếu có thể.

Kể từ đó, thế giới đã chứng kiến ​​nhiều thảm họa thời tiết bao gồm cháy rừng kỉ lục trên khắp Australia và Siberia, một đợt nắng nóng kỉ lục trong hàng nghìn năm ở Bắc Mỹ và lượng mưa cực lớn gây ra lũ lụt kinh hoàng ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ và Châu Âu.

Liên Hợp Quốc cảnh báo thế giới đang nóng nhất trong 7 năm qua - Ảnh 1
Thảm họa cháy rừng kỉ lục đã xảy ra. (Ảnh minh họa)

Tổng Thư ký WMO Petteri Taalas cho biết: “Các sự kiện cực đoan trở thành thông lệ mới. Ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy một số trong số này mang dấu vết của sự thay đổi khí hậu do con người gây ra”.
Báo cáo khí hậu là một bản tóm tắt về sức khỏe hành tinh, bao gồm nhiệt độ, thời tiết khắc nghiệt, sông băng thu hẹp và băng tan.

Liên Hợp Quốc cảnh báo thế giới đang nóng nhất trong 7 năm qua - Ảnh 2
Tổng Thư kí Liên Hợp Quốc Antonio Guterres phát biểu trong họp báo ngày 28.10, trước thềm hội nghị thượng đỉnh G20 ở Rome, Italia (Ảnh: DPA)

Sự axit hóa đại dương do sự hấp thụ khí CO2 của biển là “chưa từng có” trong ít nhất 26.000 năm, WMO cho biết thêm rằng điều này sẽ làm giảm khả năng hấp thụ nhiều khí carbon của các đại dương.

Trong khi đó, mực nước biển dâng – chủ yếu do nước biển ấm lên và sự tan chảy của băng trên đất liền – đã ở mức cao mới.

Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu John Kerry cho biết, nó đã nhấn mạnh “tính cấp thiết quá lớn hiện nay”. Về phần mình, Thủ tướng Anh Boris Johnson hy vọng rằng, đây có thể là một “lời cảnh tỉnh” cho các nhà lãnh đạo toàn cầu trước thềm COP26.

Theo nhà khoa học về khí hậu, “rõ ràng” là con người đã gây ra ảnh hưởng đến sự nóng lên toàn cầu với những thay đổi nhãn tiền đang tác động đến mọi khu vực trên hành tinh, có những thay đổi là “vô tiền khoáng hậu”, trong khi một số thay đổi khác - chẳng hạn như mực nước biển tiếp tục dâng - được dự đoán là “không thể đảo ngược trong hàng trăm đến hàng nghìn năm”.

Liên Hợp Quốc cảnh báo thế giới đang nóng nhất trong 7 năm qua - Ảnh 3
Con người đã gây ra ảnh hưởng đến sự nóng lên toàn cầu với những thay đổi nhãn tiền. (Ảnh minh họa)

Báo cáo chỉ ra rằng sự phát thải khí nhà kính từ các hoạt động của con người là nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên khoảng 1,1 độ C kể từ năm 1850-1900, và theo đánh giá, tính trung bình trong 20 năm tới, nhiệt độ toàn cầu dự kiến ​​sẽ đạt hoặc vượt quá ngưỡng 1,5 độ C.

IPCC cho biết việc cắt giảm “mạnh mẽ và bền vững” lượng khí thải carbon và các khí nhà kính khác sẽ hạn chế được sự biến đổi khí hậu. Các lợi ích như chất lượng không khí sẽ được cải thiện nhanh chóng, trong khi có thể mất 20 đến 30 năm để nhiệt độ toàn cầu ổn định.

Báo cáo của IPCC chỉ rõ, không chỉ về nhiệt độ, biến đổi khí hậu đang mang lại những thay đổi khác nhau ở các khu vực khác nhau. Những thay đổi này bao gồm mưa lớn và lũ lụt thường xuyên hơn, hạn hán khắc nghiệt hơn ở nhiều vùng, các khu vực ven biển chứng kiến ​​mực nước biển tiếp tục dâng cao trong suốt thế kỉ 21, thúc đẩy quá trình tan bang hay hiện tượng axit hóa đại dương.

“Từ biển sâu đến núi cao, từ sông băng tan chảy đến các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt liên tục, các hệ sinh thái và cộng đồng trên toàn cầu đang bị tàn phá. Hội nghị khí hậu COP26 kéo dài hai tuần phải là một bước ngoặt đối với con người và hành tinh.” – Lời của Tổng Thư kí Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết trong một tuyên bố về báo cáo.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Liên Hợp Quốc cảnh báo thế giới đang nóng nhất trong 7 năm qua. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới