Thứ sáu, 03/05/2024 19:53 (GMT+7)
Thứ hai, 12/02/2024 13:00 (GMT+7)

Lễ chùa đầu năm cầu sức khỏe, may mắn và bình an

Theo dõi KTMT trên

Lễ chùa đầu năm - một hoạt động gắn liền với đạo Phật đã trở thành một tập tục đẹp luôn được duy trì trong mỗi người con, mỗi gia đình Việt Nam. Đây được xem là một trong những nét đẹp văn hóa mà dân gian đã gìn giữ và lưu truyền trong suốt ngàn năm qua.

Phong tục đi lễ chùa ngày đầu năm mới luôn được người Việt trân trọng, gìn giữ và phát huy. Ngày đầu năm mới, đi đến chốn thiêng cửa Phật, lòng người sẽ trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn, mọi phiền lo cũng lùi về chốn khác, mở lòng đón nhận những điều tươi mới, tốt đẹp.

Lễ chùa đầu năm cầu sức khỏe, may mắn và bình an - Ảnh 1
Phong tục đi lễ cầu sức khỏe, bình an có từ bao đời nay của người dân Việt.

Trong tâm thức người Việt từ bao đời nay, Tết không chỉ mang ý nghĩa của việc tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới, mà còn mang đậm nét tâm linh, tín ngưỡng.

Ngoài tục lệ cúng gia tiên, người dân thường tìm về các đền, chùa để cầu phúc, cầu may cho gia đình với mong muốn những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.

Người Việt tin rằng, đi lễ đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh.

Lễ chùa đầu năm cầu sức khỏe, may mắn và bình an - Ảnh 2
Người dân đi chùa xin chữ đầu năm.

Mỗi người đi lễ với những mục đích khác nhau, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Anh Trần Việt Anh (Tam Đa - Phù Cừ - Hưng Yên) chia sẻ: "Hàng năm, cứ vào sáng mùng 1, tôi đi lễ chùa, vãn cảnh, tìm sự thanh tịnh nơi của Phật và cầu sức khỏe, bình an và may mắn cho gia đình".

Đi đến chùa còn là cơ hội để người ta đến với môi trường tâm linh, hướng thiện, phát khởi những điều lành, đưa người ta trở về với những giá trị truyền thống của dân tộc.

Người Việt tin rằng, đi lễ chùa trong ngày đầu năm không đơn giản chỉ là để ước nguyện mà còn là dịp để hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao lo toan, vất vả trong năm cũ.

Lễ chùa đầu năm cầu sức khỏe, may mắn và bình an - Ảnh 3

Chính bởi vậy mà ở nơi cửa Phật, ai cũng cảm thấy lòng người nhẹ nhàng, thanh thản.

Ông cha ta xưa có câu: "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi". Chính bởi vậy mà rất nhiều người đi chùa mua muối để cầu mong cả năm may mắn, bình an. Vị mặn của những gói muối chính là ngụ ý của những bậc cao niên nhắc nhở con cháu rằng phải biết dành dụm chăm chỉ làm ăn thì đến cuối năm mới có tiền để mua vôi xây nhà.

Lễ chùa đầu năm cầu sức khỏe, may mắn và bình an - Ảnh 4
Bà Vũ Thị Chắt, trú tại 11B phố Nhà Thờ, TP Hải Dương cho biết đi đầu năm đi lễ chùa cầu bình an cho cả gia đình.

Và đi hành hương đầu năm còn là cơ hội để con người trải nghiệm những giao hòa với thiên nhiên, làm cho tâm hồn con người trong trẻo hơn, hướng ta đến lối sống hòa hợp với thiên nhiên, hướng thiện..

Huy Tưởng

Bạn đang đọc bài viết Lễ chùa đầu năm cầu sức khỏe, may mắn và bình an. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ngày 2/5: QUỐC HỘI HỌP BẤT THƯỜNG XEM XÉT CÔNG TÁC NHÂN SỰ
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền. Kỳ họp sẽ diễn ra trong buổi chiều 2/5/2024 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Ngày vui thống nhất non sông
Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!

Tin mới