Thứ năm, 03/04/2025 09:07 (GMT+7)
Thứ tư, 29/05/2024 18:00 (GMT+7)

Lạng Sơn: Triển khai phát triển thị trường tín chỉ carbon

Theo dõi KTMT trên

Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 02/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các sở, ban ngành, triển khai phát triển thị trường tín chỉ carbon trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 02/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện đóng góp do quốc gia tự quyết định, tại Công văn số 676/UBND-KT, ngày 21/5/2024.

Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp tham mưu triển khai thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính (GPTNK) trên địa bàn tỉnh, nhiệm vụ phát triển thị trường carbon và các cơ chế quản lý tín chỉ carbon cho phù hợp với tình hình, phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đảm bảo tuân thủ Luật Lâm nghiệp và các quy định liên quan. Rà soát cơ sở dữ liệu về hiện trạng rừng, đánh giá tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ carbon từ rừng trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Xác định tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ carbon từ rừng đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu theo Báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) để làm cơ sở cho các hoạt động trao đổi tín chỉ các - bon rừng với các đối tác tham gia…

Các sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện mục tiêu GPTNK quốc gia theo NDC, rà soát, tổng hợp, đánh giá hiện trạng các hoạt động, biện pháp GPTNK trên địa bàn tỉnh để đánh giá tiềm năng tạo tín chỉ carbon, trao đổi tín chỉ carbon, các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trên địa bàn tỉnh thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin về chương trình, dự án, số lượng tín chỉ các-bon được tạo ra. Thông tin, tuyên truyền sâu rộng về các mục tiêu về GPTNK, thực hiện NDC, phương thức tạo tín chỉ carbon, tham gia thị trường carbon tự nguyện, phát triển thị trường carbon tuân thủ và trách nhiệm thực hiện mục tiêu GPTNK quốc gia theo NDC. Chủ động triển khai thực hiện các nội dung theo chức năng nhiệm vụ được giao đảm bảo phù hợp với tình hình của địa phương.

Lạng Sơn: Triển khai phát triển thị trường tín chỉ carbon - Ảnh 1
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet).

UBND các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền, triển khai Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 02/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện đóng góp do quốc gia tự quyết định, tập trung vào các mục tiêu, giải pháp GPTNK trong các lĩnh vực, phát triển thị trường carbon và quản lý tín chỉ các-bon. Phối hợp trong công tác rà soát, đánh giá hiện trạng các hoạt động, biện pháp GPTNK, đánh giá tiềm năng tạo tín chỉ, trao đổi tín chỉ carbon, cung cấp thông tin về chương trình, số lượng tín chỉ carbon được tạo ra trên địa bàn.

Tỉnh Lạng Sơn hiện có diện tích đất rừng là 578.021,08 ha (bao gồm cả diện tích đã trồng rừng chưa đạt tiêu chí thành rừng), trong đó: Rừng tự nhiên: 257.193,58 ha; Rừng trồng: 320.827,50 ha (trong đó diện tích đã trồng rừng chưa đạt tiêu chí thành rừng là 46.432,31 ha); Tổng diện tích đất có rừng đủ tiêu chí tính tỷ lệ che phủ rừng (bao gồm cả rừng ngoài quy hoạch) là 531.588,77  ha, tỷ lệ che phủ rừng 64,0%.

Hà My

Bạn đang đọc bài viết Lạng Sơn: Triển khai phát triển thị trường tín chỉ carbon. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Áp lực chuyển đổi xanh buộc doanh nghiệp đổi mới
Chuyển đổi xanh và chuyển đổi số mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, giúp thúc đẩy phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng các yêu cầu từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, song hành với cơ hội là những thách thức đáng kể.

Tin mới

Thay đổi công suất sản xuất và bổ sung sản phẩm: Dự án có phải xin cấp lại giấy phép môi trường?
Tình huống pháp lý của một công ty hoạt động sản xuất vật tư y tế đã được cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, nay có kế hoạch nhằm bổ sung thêm một mã sản phẩm mới, tăng công suất sản xuất lên 21% so với trước đây.