Thứ ba, 23/04/2024 13:47 (GMT+7)
Thứ ba, 12/10/2021 10:31 (GMT+7)

Làn sóng nợ Trung Quốc sắp nhấn chìm sự phục hồi kinh tế của Australia

Theo dõi KTMT trên

Hoạt động sản xuất thép ở Trung Quốc đang bị cắt giảm do những căng thẳng liên quan đến Evergrande. Điều này cho thấy, chính phủ Australia sẽ phải cân nhắc rất lâu và khó khăn để tìm kiếm nguồn thu thay thế, trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu chững lại.

Theo SCMP, nhu cầu về sắt, than, quặng và quặng đồng của Trung Quốc hiện đang giảm rất mạnh do làn sóng nợ đang chờ xử lý có nguy cơ phá hủy 3 nhà phát triển bất động sản - Evergrande, Sinic và Fantasia và báo hiệu có thể kết thúc của sự bùng nổ xây dựng của Trung Quốc.

Những "thành phố ma" khét tiếng của Trung Quốc hiện đang bắt đầu được phá dỡ, giải phóng một lượng lớn sắt vụn và đồng. Financial Timess ước tính, những khu nhà bỏ hoang đó có thể là địa điểm sống của 90 triệu người. Lượng thép và đồng sau khi dỡ bỏ các khu căn hộ sẽ được tái chế vì có mức giá rẻ hơn và tiết kiệm năng lượng so với nung chảy từ quặng. Điều này cũng làm giảm nhu cầu nhập khẩu than từ Australia.

Trên thực tế, Australia sở hữu nhiều khoáng sản quan trọng. Những người định cư ban đầu đã phát hiện ra một lượng lớn các mỏ quặng sắt và đào lên để luyện sắt. Khai thác quặng sắt đã trở thành một ngành kinh doanh vào đầu những năm 1900. Sau 100 năm, kinh tế Australia đã trở nên phụ thuộc hơn bao giờ hết vào nguồn thu từ quặng sắt.

Tuy nhiên, hoạt động khai thác của Australia không phải do tiêu thụ trong nước mà là do người mua ở nước ngoài, với khoảng 2/3 tổng doanh thu xuất khẩu năm 2020 của nước này đến từ khoáng sản được vận chuyển ra nước ngoài.

Làn sóng nợ Trung Quốc sắp nhấn chìm sự phục hồi kinh tế của Australia - Ảnh 1
2021 là một năm đình trệ của ngành khai thác mỏ ở Australia. (Ảnh:  Integra Mining)

Vào năm 2020, chỉ riêng quặng sắt đã chiếm 41% tổng kim ngạch xuất khẩu từ Australia, vào khoảng 149 tỉ AUD.

Năm 2021 đã được chứng minh là năm mà vòng quay dừng lại, ngành khai thác mỏ của Australia và nền kinh tế của nước này đã chứng kiến một bước ngoặt. Thời kỳ mà Trung Quốc mua vô số khoáng sản của Australia và chấp nhận chi trả nhiều tiền đã kết thúc.

Ba yếu tố xảy ra gần đây đã làm tiêu tan hy vọng rằng khai thác mỏ sẽ thúc đẩy sự phục hồi kinh tế Australia. Trung Quốc ngày càng tỏ ra ít quan tâm đến việc chi tiêu cho hoạt động nhập khẩu.

Hoạt động sản xuất thép ở Trung Quốc gần đây đã bị cắt giảm. Khi các vấn đề về tài chính liên quan đến Evergrande trở nên căng thẳng hơn, rõ ràng rằng nhu cầu đối với các nguyên liệu xây dựng cũng đi xuống khi hoạt động này ngừng hoạt động.

Với giá quặng sắt đang ở mức cao gấp đôi trung bình trong 15 năm qua, 200 USD/tấn so với trung bình gần 100 USD/tấn, Bắc Kinh cũng đặt ra câu hỏi rằng tại sao lại tiếp tục sản xuất thép mới cho ngành xây dựng và tăng hàng tồn kho khi mà không có mục đích quan trọng nào.

Nhu cầu từ các lĩnh vực công nghiệp khác và xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ vẫn còn - đặc biệt đối với đường sắt, với việc mở rộng nội bộ được xác định rõ ràng đến năm 2035. Và bằng cách phá bỏ các tòa nhà không sử dụng và giải phóng thép, các doanh nghiệp tái chế trong nước sẽ được hưởng lợi. 

Vào tháng 7, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) đã tuyên bố rằng việc Trung Quốc tăng cường sử dụng phế liệu sẽ tăng lên 320 triệu tấn thép vào năm 2025, tương đương 23%. Nó cũng đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng cho việc tái chế các kim loại màu như đồng, nhôm và chì.

Theo các nhà phân tích, Trung Quốc không quá vội vàng mua quặng sắt, đồng, nhôm, hoặc chì. Các nhà phân tích cũng cho rằng giá quặng sắt sẽ tăng trở lại vào cuối năm nay. Vào thời điểm phế liệu được sử dụng hết, nguồn cung dồi dào sẽ có sẵn từ Trung và Tây Phi.

Đây không phải là tin tức tốt đối với Australia, khi họ đã mong đợi rằng các mỏ khai thác ở châu Phi sẽ mất vài năm để đi vào hoạt động trước khi làm gián đoạn xuất khẩu từ Australia. 

Năm 2012, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 70% lượng quặng sắt trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển, tương đương khoảng 680 triệu tấn, bên cạnh sản lượng trong nước khoảng 280 triệu tấn. Khoảng 60% quặng nhập khẩu đến từ Australia.

Làn sóng nợ Trung Quốc sắp nhấn chìm sự phục hồi kinh tế của Australia - Ảnh 2
Tòa nhà trụ sở chính của Tập đoàn Evergrande ở Thâm Quyến, Trung Quốc. (Ảnh: EPA)

Hiện nay, tổng sản lượng ước tính từ các mỏ đã phát triển đầy đủ ở Tây Phi và các nước cộng hòa Trung Phi như Congo và Cameroon từ 400 triệu đến 600 triệu tấn hàng năm. Con số này gần như bằng toàn bộ lượng mà Trung Quốc đã nhập khẩu bằng đường biển vào năm 2012.

Lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc sẽ cần phải điều chỉnh và có vẻ như sẽ kết thúc trong một cuộc khủng hoảng bất động sản tương tự như những gì đã xảy ra đối với Nhật Bản những năm 1990. Theo đó, giá bất động sản sẽ tăng trong khi các giao dịch ngừng lại, điều này gây áp lực cho các chủ sở hữu nhà hoặc ngành xây dựng và những nhà cung cấp của nó.

Điều này cho thấy rằng chính phủ Australia sẽ phải suy nghĩ rất lâu và khó khăn về những gì họ có thể làm trong nước để thay thế các dòng doanh thu đáng kể đang biến mất khi xuất khẩu chững lại.

Ví dụ của Australia cho thấy việc dựa vào một khách hàng là quá nguy hiểm trong kinh doanh, có thể là trong lĩnh vực tài chính. Thật không may, lời cảnh báo của Trung Quốc đối với Australia về nhập khẩu tôm hùm, gỗ và các mặt hàng vào năm ngoái đã đến quá muộn. Và bây giờ, nền kinh tế Australia đang có một lỗ hổng lớn cần lấp đầy.

Nguyễn Luận (Theo SCMP)

Bạn đang đọc bài viết Làn sóng nợ Trung Quốc sắp nhấn chìm sự phục hồi kinh tế của Australia. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024
Vừa qua, một số ngân hàng đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) với nhiều kế hoạch đáng chú ý liên quan đến việc tái cơ cấu, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng vốn điều lệ.

Tin mới