Bí quyết nào khiến một kỹ sư xây dựng khởi nghiệp bằng nghề nuôi dê?
Học xong đại học với tấm bằng Kỹ sư xây dựng, anh Nguyễn Trọng Hùng không ở lại thành phố lập nghiệp mà trở về quê khởi nghiệp với nghề nuôi dê.
Năm 2005, anh Nguyễn Trọng Hùng (SN 1987) trú tại thôn Tân Tiến, xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bắt đầu theo học chuyên ngànhKỹ sư xây dựng dân dụng tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Đến năm 2009, sau khi tốt nghiệp, anh ở lại thủ đô và làm việc tại một công ty xây dựng với thu nhập khá cao.Tuy nhiên, nhận thấy quê hương có địa hình đồi núi rộng, thuận lợi cho việc nuôi dê nên anh nung nấu sẽ trở về quê hương để lập nghiệp.
Đầu năm 2021, gác lại tấm bằng Kỹ sư xây dựng, anh Hùng trởvềquê nhà để khởi nghiệp vớimô hình nuôi dê.Khi mới bắt đầu mô hình nuôi dê, anh Hùng đã nhận không ít lời ra nói vàocủa mọi người. Ai cũng tiếc tấm bằng kỹ sưđã bỏcông bao nămăn họcvất vả tốn kém, từ bỏmức thu nhập cao để trở về quê khởi nghiệp với một việc chẳng khác gì nông dân thực thụ.
Tuy nhiên, sau thời gian lập nghiệp với nghề nuôi dê, người thân, bạn bè, làng xóm bắt đầu thấy những hiệu quả kinh tế rõ rệt. Bên cạnh đó, anh Hùng không ngừng học hỏi, lắng nghe nhữnggóp ý củamọi người đãtạo động lực để anh Hùng cố gắng hơn với lựa chọn của mình.Anh nhiều lần lên mạng tra cứu thông tin, tài liệuđể tự học hỏi. Bên cạnh đó, anh còn tìm đếncác trang trại nuôi dê lớn ở các tỉnh phía Bắc để tìm hiểu kỹ quy trình nuôi loài vật này.
Không chỉhọc quy trình,kỹ thuật,anh Hùngcòn dành thời gian nghiên cứu kỹ thị trườngtiêu thụ dê. Theo nhận định,sức tiêu thụ các sản phẩm từ dê ở Nghệ An, Hà Tĩnh khá dồi dào, trong khi quy trình nuôi loài vật này lại không tốn quá nhiều công sức, thức ăn là phụ phẩm nông nghiệp, có giá rất rẻ.
Anh Hùng cho biết: “Mỗi ngày, 1 con dê chỉ ăn hết khoảng 3.000 đồng (đã bao gồm cả chi phí điện, công chăm sóc) nên kéo dài thời gian nuôi cũng không ảnh hưởng đến kinh tế. Đặc biệt, gia đìnhcó sẵnhơn 17.000 m2đấtnên rất thuận tiện để trồng cỏ làm thức ăn chodê”.
Thấy việc nuôi dê thuận lợi, cho thu nhập tốt, đầu năm 2022,anhHùngtiếp tụcđầu tưthêm500 triệu đồng để xây dựng chuồng trại và trồng các loại cỏ như: VA 06, Voi Xanh, Đài Loan NNT01...Cỏ đến kỳ thu hoạch, anhtiến hành ủ vào các thùng nhựa đậy kín theo tỷ lệ 1 tấn cỏ tươi–5kg cám ngô - 0,2kg muối tinh - 0,2kg men vi sinh trong khoảng 20 - 30 ngày. Cỏ sau khi ủ chua không chỉ cung cấp thức ăn vào thời điểm cỏ tươi khan hiếm mà còn có tác dụng tăng chất lượng dinh dưỡng, nâng cao thể trạng cho đàn dê.
Bên cạnh đó, anh Hùngcònnhập về 50 dê cái, 2 dê đực với trọng lượng bình quân 40kg/con để nuôi. Nhờ thực hiện đúng quy trình chăn nuôi, cung cấp thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng nên đàn dê của anhphát triểntốt. Sau hơn 3 tháng, mỗi con tăng từ 3–5kg.
Đến nay,trang trại của anhHùngđã có thêm hơn 100 con, đưa tổng đàn lên 150 con (mỗi năm dê cái sinh sản 2 lứa, một con dê cái đẻ 1 - 2 con/lứa). Anh đã cho xuất bán 100 con, thu về 400 triệu đồng.Để tăng quy mô đàn và phát triển chăn nuôi bền vững, anh tiếp tục nhân đàn, dự kiến đạt 300 con trong năm 2023. Từ năm 2024, dự kiến đàn dê của anh Hùng sẽ cho thu nhập bình quân 50 - 70 triệu đồng/tháng.
Với mô hình kinh tế phát huy từ lợi thế địa phương đã giúp gia đình anh Hùng “thay da đổi thịt”. Bên cạnh đó, trang trại nuôi dê của anh còn tạo công ăn việc làm cho3 lao động với mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng.Đặc biệt,vớimô hình phát triển kinh tế bền vững sẽ góp phần giúp địa phương nâng cao tiêu chí thu nhập, sớm trở thành xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2025.
Phan Quý