Kiên Giang: Kiên quyết xử lý việc lấn chiếm rừng, khu bảo tồn biển tại Phú Quốc
Trước tình trạng lấn chiếm rừng, khu bảo tồn biển Phú Quốc diễn ra thời gian qua, lãnh đạo TP. Phú Quốc khẳng định sẽ kiên quyết xử lý, sai tới đâu xử tới đó. Bên cạnh đó, tỉnh Kiên Giang cũng đề ra nhiều giải pháp cải thiện ô nhiễm môi trường.
Tại buổi họp báo chiều ngày 18/8, UBND tỉnh Kiên Giang đã thông tin về việc xử lý các vụ việc lấn chiếm rừng, khu bảo tồn biển, xử lý rác thải, ô nhiễm sông Dương Đông tại TP. Phú Quốc. Theo ông Huỳnh Quang Hưng, Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc cho biết, TP. Phú Quốc thu hút rất nhiều các nhà đầu tư nên tình hình giá đất rất nóng. Địa phương có trên 250 phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư, số đất thu hồi rất lớn lên đến 11.000ha để giao cho nhà đầu tư. Do đó, TP. Phú Quốc chịu rất nhiều áp lực trong triển khai xử lý các vấn đề.
Cũng tại buổi họp báo, Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc khẳng định: “Chính quyền địa phương không hề buông lỏng công tác quản lý, chúng tôi vô cùng quyết liệt trong vấn đề xử lý sai phạm nên có thể nói là số vụ cưỡng chế tại Phú Quốc là rất nhiều”.
Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc cho biết thêm, do ảnh hưởng tình hình dịch bệnh và một số nguyên nhân khách quan khác nên công tác cưỡng chế phải tạm dừng. Phú Quốc cũng xác định năm 2022 sẽ quyết liệt cho công tác cưỡng chế. Tuy nhiên, có từng lúc từng nơi có thể cũng chưa quản lý triệt để. UBND Thành phố cũng đã chỉ đạo xử lý các sai phạm, có văn bản tuyên truyền thông báo cho người dân để người dân biết các khu quy hoạch không được xây dựng trái phép.
Cũng theo ông Huỳnh Quang Hưng cho biết, chúng tôi rất kiên quyết xử lý, không có chuyện nể nang. Nếu xây dựng trái phép thì phải tháo dỡ không tháo dỡ sẽ cưỡng chế. Việc cưỡng chế cũng phải theo quy trình, thủ tục pháp luật chứ không thể nói làm là làm ngay. Việc cưỡng chế phải khách quan, kiên quyết, nhất là lấn chiếm đất rừng.
Hiện nay, vấn đề lấn chiếm rừng, xây dựng trái phép trong khu bảo tồn biển ở Phú Quốc đang rất “nóng”. Theo Tổ công tác đặc biệt xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực đất đai, lâm nghiệp và xây dựng trên địa bàn thành phố Phú Quốc (Tổ công tác đặc biệt), sau hơn 2 tháng đi vào hoạt động đã tích cực ra quân cao điểm tiêu hủy cây trồng, vật kiến trúc lấn chiếm đất rừng. Thu hồi diện tích đất rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp bị chiếm sử dụng trái pháp luật diện.
Điều tra, xử lý vi phạm 11 vụ trọng điểm có dấu hiệu hình sự, tội hủy hoại rừng. Tổ công tác đặc biệt cũng kiểm tra, xử lý các hành vi xây dựng công trình trái phép xâm hại trong khu bảo tồn biển Phú Quốc tại 2 khu vực quần đảo Nam An Thới và ven biển xã Hàm Ninh.
Theo Tổ công tác đặc biệt, hiện nay việc lặn ngắm san hô cũng tạm dừng vì qua kiểm tra có các sai phạm, chưa kể phương tiện vật chất phục vụ dịch vụ này đã cũ kỹ, mục sét, không đảm bảo an toàn. TP Phú Quốc sẽ có kế hoạch kiểm tra, xử phạt phương tiện không đủ điều kiện hoạt động. Phối hợp với các sở, ngành để khai thác lại loại hình du lịch này phải đảm bảo an toàn cho du khách.
Thông tin về việc bảo vệ rừng, tài nguyên thiên nhiên và vấn đề ô nhiễm môi trường tại TP. Phú Quốc, ông Nguyễn Thanh Nhàn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho rằng, sự phát triển chóng vánh của đảo ngọc, áp lực gia tăng dân số, mặt trái từ ảnh hưởng tác động của các vận động tài chính, trong khi nguồn lực đầu tư còn hạn chế đã đề ra thách thức không nhỏ đối với công tác bảo vệ môi trường thiên nhiên, đặc biệt là môi trường thiên nhiên nước, giải quyết rác thải, nước thải trên đảo Phú Quốc. “Thực trạng ô nhiễm môi trường thiên nhiên cục bộ ở một số điểm, khu vực đã xảy ra trên địa bàn TP. Phú Quốc; trong số ấy có sông Dương Đông, đã và đang là điểm cấp bách. Nếu không có biện pháp xử lý mang tính chất khả thi thì sẽ là rào cản đối với sự phát triển của Phú Quốc, tác động đến môi trường xung quanh sinh thái và tính kiên cố trong tương lai của thành phố”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nhận định.
Trả lời báo chí, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, phải thẳng thắn thừa nhận việc phát triển dọc theo sông Dương Đông hiện nay hầu như không theo quy hoạch, mà chỉ tự phát là chính. Điều này không những không tận dụng được tiềm năng lớn mà còn đẩy dòng sông đến mức ô nhiễm đáng báo động, từ đó ảnh hưởng lớn đến phát triển chung của Phú Quốc. Bởi trong xu hướng muốn phát triển nơi đây thành hòn đảo du lịch quốc tế, mà nay lại bỏ mặc việc cải tạo cảnh quan thì nguy cơ sẽ thành khu ổ chuột hai bên sông là không tránh khỏi.
"Tôi cho rằng chính quyền địa phương phải có những hành động ngay, vì càng để lâu thì việc sửa chữa càng phức tạp, càng khó khả thi và càng trở thành gánh nặng thêm ngân sách cho Phú Quốc trong tương lai. Thậm chí để trễ đến mức tồi tệ, sau này có rót bao nhiêu kinh phí cũng như lấy muối đổ sông đổ bể", kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn chia sẻ.
Ngoài ra, các nhà quản lý đô thị phải làm cho được việc giảm xả thải xuống sông. Trong đó, phải giám sát chặt chẽ việc xả thải của những cơ sở kinh tế dọc hai bên sông, đặc biệt là các cơ sở lớn. Nếu cơ sở nào chưa làm được thì phải có chính sách rõ ràng là họ phải đóng một khoản chi phí để cải thiện môi trường, bù vào ngân sách cho Nhà nước xử lý môi trường.
Cũng theo kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, chính quyền TP. Phú Quốc cần phải có chính sách nghiêm hơn, có những chế tài, lực lượng giáo dục tuyên truyền, thay đổi ý thức, thói quen người dân từ việc nhỏ, không tiện tay là quăng rác xuống sông nữa. Rà soát lại về mặt quy hoạch, phải làm sao không còn chuyện nhà bám theo sông mà phải trả lại hành lang xanh hai bên, cắt đứt nguồn ô nhiễm lớn từ dân cư vì chỉ có cách đó mới hiệu quả nhất.
Thư Anh