Thứ ba, 25/03/2025 09:11 (GMT+7)
Thứ bảy, 24/10/2020 11:06 (GMT+7)

Khói mù bao trùm cả thủ đô New Delhi của Ấn Độ

Theo dõi KTMT trên

Theo Ban Kiểm soát ô nhiễm trung ương Ấn Độ, chỉ số chất lượng không khí đo tại 36 trạm quan trắc ở New Delhi nằm trong khoảng từ 282 đến 446, tương đương mức "nghiêm trọng."

Ngày 23/10, thủ đô New Delhi (Ấn Độ) đã bị bao trùm trong làn khói mù độc hại, khiến cảnh báo ô nhiễm không khí tại nhiều khu vực trong thành phố được nâng lên mức "nghiêm trọng."

Vào Mùa Đông hằng năm, khói mù từ các hoạt động đốt rơm rạ trong nông nghiệp, khí thải công nghiệp và phương tiện, kèm theo nhiệt độ xuống thấp và các đợt gió thổi chậm, khiến các chất gây ô nhiễm tích tụ trong không khí tại New Delhi và trở nên độc hại.

Khói mù bao trùm cả thủ đô New Delhi của Ấn Độ - Ảnh 1
Khói mù ô nhiễm bao phủ Amritsar, Ấn Độ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo Ban Kiểm soát ô nhiễm trung ương Ấn Độ, chỉ số chất lượng không khí đo tại 36 trạm quan trắc ở New Delhi nằm trong khoảng từ 282-446, tương đương mức "nghiêm trọng."

Con số này vượt xa ngưỡng chỉ số không khí tốt là từ 0-50.

Trong khi đó, Hệ thống Dự báo và Nghiên cứu Chất lượng không khí Ấn Độ (SAFAR) cho biết số vụ cháy từ hoạt động đốt rơm rạ đã tăng mạnh lên 1.213 vụ ở hai bang Haryana và Punjab, con số cao nhất trong mùa Đông này, đóng góp tới 17% lượng bụi mịn PM 2.5 tại thủ đô New Delhi. SAFAR cảnh báo chất lượng không khí tại đây sẽ tiếp tục xuống thấp trong hai ngày tới.

Giới chức Ấn Độ cho biết việc đốt rơm rạ được tiến hành sớm hơn trong năm nay, do người dân nước này tăng cường gieo trồng và thu hoạch, trước những lo ngại thiếu hụt lao động do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Chuyên gia dịch tễ Sumi Mehta của tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu Vital Strategies nhận định ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ tổn thương do các bệnh không lây nhiễm, tương tự như các bệnh lý nền khiến bệnh nhân mắc bệnh nặng và tử vong do COVID-19.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cho rằng hệ thống chăm sóc sức khỏe Ấn Độ, vốn đang phải vật lộn với đại dịch COVID-19, có thể phải chịu thêm áp lực từ các ca bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí.

Chuyên gia Anumita Roy Chowdhury tại Trung tâm Khoa học và Môi trường, có trụ sở tại New Delhi cho biết ngày càng có nhiều mối lo ngại mức độ ô nhiễm không khí cao hơn sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, cũng như tăng nguy cơ tổn thương do COVID-19.

Giới chức y tế thành phố Gurugram ngày 22/10 cho biết một số bệnh nhân mắc COVID-19 đang hồi phục, nhưng lại tái phát các triệu chứng về đường hô hấp do ô nhiễm không khí.

Minh Tuấn

Bạn đang đọc bài viết Khói mù bao trùm cả thủ đô New Delhi của Ấn Độ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.
Năm 2024 ghi nhận nhiệt độ toàn cầu cao nhất lịch sử
Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc, nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2024 cao hơn 1,55 độ C so với mức nhiệt ghi nhận trong thời kỳ tiền Cách mạng Công nghiệp (1850-1900) và vượt qua mức tăng kỷ lục của năm 2023.

Tin mới

Giá dừa tăng phi mã
Trên thị trường, hiện giá dừa tươi tăng 110-120%, trong khi dừa khô tăng 150%. Nguyên nhân chính từ nhu cầu của Trung Quốc và sự sụt giảm sản lượng do hạn hán.